Xác minh “xe không chính chủ” là quá sức CSGT
“Người dân có quyền được biết lí do mình bị phạt, nhưng việc xác minh “xe không chính chủ” là quá sức đối với CSGT. Nếu xử lý không thỏa đáng, CSGT sẽ phải đối diện với hàng triệu vụ án hành chính liên quan đến việc xử phạt xe không chính chủ…”.
Ông Hoàng Huy Được – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội – trao đổi với PV Dân trí xung quanh quy định xử phạt xe không chính chủ gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.
Xét ở góc độ Luật, ông nhìn nhận như thế nào về việc xử phạt đối với xe không chính chủ trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Giao thông Vận tải?
Thực ra việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp xe không chính chủ không phải là vấn đề mới. Việc xử phạt hành chính đối với xe không chính chủ đã được quy định ngay từ năm 2005. Cụ thể: Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại tương tự mô tô vi phạm trong các hành vi sau đây: “ Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo qui định ” ( điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định số 152/ 2005/NĐ-CP). Hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây: Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định (điểm c khoản 3 Điều 38 Nghị định 152/ 2005/ NĐ-CP).
Tiếp theo đó là Nghị định 34/ 2010/ NĐ-CP và hiện nay là Nghị định 71/2012/ NĐ-CP cũng đều có quy định về việc xử phạt hành chính đối với việc không chuyển quyền sở hữu đối với phương tiện, chỉ có khác là số tiền phạt tăng nên rất nhiều mà thôi.
Phạt xe không chính chủ có nhiều lý do không khả thi
Mặt được và không được của quy định này là gì thưa ông? Khi áp dụng vào thực tế có tính khả thi không và tại sao ?
Trước hết chúng tôi hiểu rằng, khi ban hành Nghị định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng đến việc dễ dàng quản lý phương tiện tham gia giao thông. Mặt khác, tận thu được nhiều thuế và phí cho ngân sách nhà nước thông qua việc chuyển dịch quyền sở hữu… Cũng cần phải nói thêm là về phía người dân và đặc biệt là người bán xe sẽ tránh được việc phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu người mua xe gây tai nạn…
Nhưng theo tôi, việc quy định xử phạt hành chính đối với hành vi điều khiển xe không chính chủ là rất không khả thi bởi những căn cứ sau đây: Thứ nhất, người dân có quyền biết lý do bị phạt. Theo đó, Cảnh sát giao thông (CSGT) phải có nghĩa vụ chứng minh xe không chính chủ. Nói cách khác, người dân có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh xe không chính chủ. Vì vậy, trước thực trạng hàng triệu xe không chính chủ thì việc xác minh “xe không chính chủ” là quá sức đối với CSGT, đó là lý không khả thi thứ nhất.
Thứ hai, vào năm 2003, Bộ Công an ban hành Thông tư 02 ngày 13/1/2003 hướng dẫn tổ chức cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đã quy định: “…Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô hoặc xe gắn máy”. Từ quy định vi Hiến, vi phạm pháp luật dân sự trong thông tư số 02 của Bộ Công an mà đã có hàng triệu xe gắn máy mà người mua phải nhờ đăng ký, thuê đăng ký. Vì vậy, việc chứng minh quyền sở hữu đối với toàn bộ số xe được mua trong thời điểm áp dụng thông tư số 02/ 2003/ TT-BCA cũng là vấn đề rất không nhỏ, đây là lý do thứ hai cho thấy việc quy định xử phạt xe không chính chủ là không khả thi.
Video đang HOT
Thứ ba, chưa có một điều tra xã hội học nào để có thể nhận biết trên phạm vi toàn quốc có bao nhiêu phương tiện không chuyển quyền sở hữu và có bao nhiều xe là tài sản chung của gia đình… Vì vậy, nếu xử lý không thỏa đáng, CSGT sẽ phải đối diện với hàng triệu vụ án hành chính liên quan đến việc xử phạt xe không chính chủ…
Luật giao thông đường bộ có quy định về xe chính chủ, nhưng lâu nay người dân không thực hiện vì cho rằng các thủ tục quá nhiêu khê. Nay Nghị định xử phạt sẽ ban hành siết chặt hơn quy định xe chính chủ, ông nghĩ sao về việc này?
Việc kiểm soát, rà soát văn bản, để từ đó giảm bớt những thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà cho nhân dân đã được Chính phủ rất quan tâm. Tuy nhiên, đối với thủ tục đăng ký, cấp biển số đối với xe ô tô và xe gắn máy cũng cần phải đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tạo điều kiện cho người dân dễ dàng thực hiện. Mặt khác, hết sức quan trọng, đó là cần phải nhanh chóng giảm thiểu các khoản thuế, lệ phí trước bạ đối với các phương tiện đã qua sử dụng để khuyến khích người dân đăng ký phương tiện của mình….
Trường hợp người thân, bạn bè mượn xe của nhau để đi sẽ bị coi là sử dụng phương tiện không chính chủ nên phải có giấy ủy quyền, thậm chí giấy đó còn phải có chứng thực của địa phương, điều này rõ ràng là phiền toái, còn nếu không có thì sẽ bị phạt. Vậy có cách nào khác để giải quyết vấn đề này không thưa ông?
Theo quy định của pháp luật dân sự thì chủ sở hữu (chủ xe) có toàn quyền tặng, cho, bán, cho mượn, cho thuê đối với phương tiện của mình. Thế nhưng, mỗi lần cho mượn lại phải làm giấy tờ cho mượn, và người mượn xe phải mang giấy mượn xe thì quả là không phù hợp với chủ trương giảm thủ tục hành chính mà Chính phủ đã đề ra. Hơn nữa, luật dân sư quy định giao dịch dân sự có thể tiến hành bằng miệng, trừ một số trường hợp pháp luật qui định việc giao dịch phải làm văn bản như: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà… Vì vậy, nếu việc “giao dịch mượn xe” mà cũng phải làm giấy tờ là không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự..
“Sẽ có hàng triệu vụ án hành chính liên quan đến việc xử phạt xe không chính chủ”
Việc sang tên đổi chủ đối với phương tiện đã qua nhiều lần mua bán (đặc biệt là xe máy) không khác gì “mò kim đáy biển”, nhưng nếu không thực hiện sẽ là vi phạm Luật. Vậy theo ông cơ quan quản lý và người dân cần phải làm gì?
Quả thật, đối với phương tiện đã qua nhiều lần mua bán (đặc biệt là xe máy) không khác gì “mò kim đáy biển” trong việc sang tên đổi chủ. Vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần phải nghiên cứu để có một phương thức nào đó tạo thuận lợi cho người dân dễ dàng có thể đăng ký quyền sở hữu trong những trường hợp này.
Nghị định 71 quy định việc xử phạt liên quan đến những hành vi vi phạm an toàn giao thông, trong khi xe không chính chủ không liên quan đến vấn đề an toàn, vì vậy nên gỡ bỏ khỏi Nghị định này và đưa vào Nghị định khác hợp lí hơn. Ông thấy điều này có phù hợp và thuyết phục hơn?
Câu hỏi này rất hay, đó là xe không chính chủ hay chính chủ, và ai là chủ sở hữu đích thực đối với phương tiện (ô tô, xe máy) là do pháp luật dân sự điều chỉnh. Trong khi đó, việc an toàn giao thông liên quan đến rất nhiều vấn đề như: hạ tầng cơ sở, phương tiện và quan trọng nhất vẫn là người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, trong Nghị định quy định về xử phạt đối với hành vi này được thiết kế ở nhóm “liên quan đến giao thông đường bộ”, nên để cũng được và bỏ ra khỏi nghị định cũng không sao.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam – cho biết: “Quy định phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi, nếu quyết phạt xe không chính chủ thì chỉ làm tăng thêm bức xúc cho người dân, còn lực lượng cảnh sát sẽ rất vất vả”.
Theo ông Hùng, Nghị định 71 được sửa đổi với những nội dung liên quan đến an toàn giao thông trong khi xe không chính chủ hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung này. Vì thế nên gỡ bỏ nội dung xử phạt xe không chính chủ trong Nghị định 71 và đưa vào Nghị định hoặc văn bản khác phù hợp hơn.
Liên quan đến việc phải có giấy ủy quyền khi bạn bè hay người thân mượn xe của người sở hữu phương tiện, ông Hùng khẳng định: “Theo Luật dân sự, người dân khi tham gia giao thông chỉ có 4 loại giấy tờ là giấy sở hữu phương tiện, giấy phép lái xe, sổ đăng kiểm và bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tôi nghĩ rằng không nên quy định thêm thủ tục hành chính nào với người tham gia giao thông nữa vì điều đó là không đúng và rất kỳ quặc”.
Theo Dantri
Thông tư phạt "xe không chính chủ" chỉ có hiệu lực 2 tháng
Bộ Công an vừa ra Thông tư 11 có nội dung hướng dẫn xử phạt xe không chính chủ. Nhưng chỉ hơn 2 tháng sau khi có hiệu lực thi hành thông tư này sẽ lỗi thời.
Trao đổi với báo chí ngày 7/3, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Tổng cục VII - Bộ Công an) cho biết: Thông tư 11 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 34 và Nghị định 71 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 15/4. Tuy nhiên, chỉ hơn 2 tháng sau, 2 nghị định này sẽ hết hiệu lực nên Thông tư 11 đương nhiên... cũng không còn hiệu lực!
Một thông tư "vô tiền khoáng hậu"
Trả lời thắc mắc của báo chí về việc tại sao lại gấp rút ban hành Thông tư 11 khi mà Bộ GTVT đang soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 34 và Nghị định 71 (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 tới), một lãnh đạo Tổng cục VII cho biết: Nếu nghị định thay thế Nghị định 34 và Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 1/7 thì Thông tư 11 sẽ chỉ có giá trị đến ngày 30/6.
Vị lãnh đạo này lý giải rằng cuối năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo chưa xử phạt xe không chính chủ và chờ hướng dẫn của Bộ Công an. Thông tư 11 là hướng dẫn của Bộ Công an về một quy định vẫn đang có hiệu lực thi hành. Để tránh lạm dụng, Thông tư 11 đã khoanh vùng phạm vi xem xét xử phạt đối với xe không chính chủ theo quy định. Hơn nữa, thủ tục tiến hành xử phạt được Thông tư 11 căn cứ vào Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Vào ngày 1/7 tới, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực và pháp lệnh này cũng sẽ vô hiệu.
Làm thủ tục đăng ký chủ quyền xe tại TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Một chuyên gia luật cho rằng Thông tư 11 chỉ có hiệu lực trong thời gian hơn 2 tháng là điều "vô tiền khoáng hậu". "Khi mà các thủ tục đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện chưa được đơn giản hóa, Bộ Tài chính chưa ban hành thông tư giảm phí, tạo điều kiện cho người dân tự giác chấp hành thì việc ban hành quy định hướng dẫn xử phạt trong thời gian hơn 2 tháng là bất hợp lý, khó tạo được sự đồng thuận của dư luận"- chuyên gia luật này nhận định.
Cam kết để được "chính chủ"
Trao đổi với phóng viên chiều 7/3, đại tá Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế - Bộ Công an, cho biết Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 12/2013 (có hiệu lực từ ngày 15/4) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010 về đăng ký xe nhằm tháo gỡ những trường hợp xe được mua bán qua nhiều đời chủ.
Theo đó, từ ngày 15/4/2013 đến ngày 31/12/2014, những xe mua bán qua nhiều đời chủ mà không có chứng từ chuyển nhượng hoặc chứng từ chuyển nhượng đã quá lâu thì sẽ được cấp đăng ký lại theo tủ tục đơn giản. Cụ thể: Người sử dụng xe chỉ cần có giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (theo mẫu) và viết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú người đang sử dụng xe của công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.
Trường hợp sang tên, di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải đến cơ quan đăng ký xe ghi trong giấy chứng nhận đăng ký xe để nộp hồ sơ sau khi rút hồ sơ gốc thì đến cơ quan đăng ký xe nơi mình đăng ký thường trú để nộp hồ sơ. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc biển số thì phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký xe... Sau 30 ngày, nếu không có các khiếu nại, tranh chấp thì cơ quan đăng ký xe sẽ giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe.
Cấp giấy chứng nhận trong 2 ngày
Đại tá Trần Thế Quân cho biết các quy định mới đều rất thuận lợi. Những trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng thì chỉ trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe phải giải quyết cấp biển số, giấy chứng nhận đăng ký xe cho người đang sử dụng xe.
Theo 24h
Từ 15/4, phạt xe không chính chủ Bộ Công an vừa bất ngờ ban hành thông tư mới quy định lực lượng CSGT có thể xử phạt xe không chính chủ từ ngày 15/4. Bộ Công an vừa bất ngờ ban hành Thông tư 11/2013 (có hiệu lực từ ngày 15/4) quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 về xử...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Vụ thanh niên nhảy sông cứu 4 học sinh: 'Con tôi khóc, nói xin lỗi bên thi thể anh Doanh'
Có thể bạn quan tâm

Tòa án tối cao Anh chặn kế hoạch trao trả Quần đảo Chagos cho Mauritius
Thế giới
22:10:17 22/05/2025
Mẹ đơn thân khiến người đàn ông xót xa khi khóc nghẹn trên show hẹn hò
Tv show
21:54:22 22/05/2025
Ngân Collagen: "Boss miền Tây" giàu sụ, chồng bị phốt nói "xạo" gia thế
Netizen
21:48:11 22/05/2025
Huy Khánh trở lại dự án mới sau ly hôn
Hậu trường phim
21:46:08 22/05/2025
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ
Sao châu á
21:41:40 22/05/2025
Tình trạng đáng lo của Quỳnh Lương giữa bão drama với chồng cũ
Sao việt
21:34:42 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Phơi bày thủ đoạn che giấu tội ác của Diddy, 500 bức ảnh làm bằng chứng mới sốc
Sao âu mỹ
21:06:27 22/05/2025
5 món này là "hố đen chi tiêu", nếu đã mua thì sẽ rất hối hận!
Sáng tạo
20:44:17 22/05/2025