Xây dựng “không gian xanh” vì học trò
(LĐTĐ) Là một giáo viên năng động, sáng tạo cùng với sự tâm huyết say mê nghề, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang – Giáo viên trường Tiểu học Minh Khai B (quận Bắc Từ Liêm) luôn được học trò tin yêu, đồng nghiệp quý mến.
Với tâm niệm làm sao để học sinh luôn cảm thấy đến lớp là một niềm vui, thích thú, cô Trang đã có nhiều ý tưởng cải tạo lại khung cảnh sư phạm, hướng tới xây dựng trường học thân thiện.
Yêu trẻ bằng cả tấm lòng
Vào một buổi sáng những ngày tháng 11, trong không khí cả nước dành sự trân trọng, tôn vinh công lao cao cả đối với những người thầy, chúng tôi có dịp đến với trường Tiểu học Minh Khai B (quận Bắc Từ Liêm). Được tận mắt chứng kiến tiết học sinh động, gương mặt non nớt của các em học sinh lớp 1 chăm chú nhìn cô Nguyễn Thị Huyền Trang học cách tập đọc, chúng tôi mới phần nào thấu hiểu những nỗi niềm của những người đã trót yêu “nghiệp cầm phấn”.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang góp sức xây dựng khu vui chơi liên hoàn cho học sinh
Năm 2014, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, cô Nguyễn Thị Huyền Trang chính thức trở thành giáo viên của trường Tiểu học Minh Khai B, thỏa nguyện mong ước khi còn tấm bé. “Lúc còn rất nhỏ, mỗi lần nhìn thấy hình ảnh cô giáo của mình tâm huyết, yêu học trò, chẳng biết từ bao giờ trong tôi đã nuôi ước mơ sẽ được trở thành cô giáo như vậy. Rất may là trong qua trình học tập, giấc mơ đó cũng có ngày trở thành hiện thực”, cô Trang chia sẻ.
Bắt đầu với nghề giáo, tình yêu nghề cùng với nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp cô Trang vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt mọi việc. Với tâm niệm “Dành cả tâm huyết với học sinh, học sinh sẽ cảm nhận được những điều ấm áp nhất từ trong trái tim của mình”, cô Trang luôn tạo cho học trò cảm giác gần gũi, chăm sóc các con bằng tình yêu thương của người mẹ thứ hai. Khi chủ nhiệm lớp học có học sinh là hộ cận nghèo hay học sinh mắc bệnh lý tăng động, tự kỷ, cô Trang đã không ngại vất vả hơn, dành sự quan tâm đặc biệt đến các em. Thậm chí, cô còn hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khănchi phí học tập, mua cho các em quần áo, đồ dùng học tập, bồi dưỡng các em tham gia các kì thi toàn quốc và quốc tế.
Hằng ngày, từng phép tính, từng con chữ, bài học tiếp tục được những “người lái đò” tận tâm chuyển tải đến học sinh. Bên cạnh trách nhiệm với công việc, đối với những người thầy, hạnh phúc có khi giản đơn là sự nâng đỡ, chăm sóc cho học sinh đến trường. Những tiết học vì thế cũng trở nên nhẹ nhàng, nụ cười tươi, ánh mắt trìu mến lúc nào cũng thường trực ở cô giáo Trang mỗi khi đứng lớp. “Đôi lúc tôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi. Có những tháng tôi mất giọng không nói được. Nhưng có lẽ chính lòng yêu nghề và yêu trẻ đã níu tôi lại gắn bó với công việc này. Hàng ngày được lên lớp, được tiếp xúc, nhìn thấy nọ cười non nớt là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu, chẳng còn niềm hạnh phúc nào hơn thế”, cô Trang tâm sự.
Sự tận tâm tạo nên ngôi trường hạnh phúc
Đến với trường Tiểu học Minh Khai B, có thể dễ dàng nhìn thấy được không gian xanh trong lành, sạch đẹp mà các em học sinh được học tập và vui chơi, sinh hoạt hàng ngày. Để có được điều đó là nhờ những năm qua, nhà trường đã nỗ lực tạo nên không gian xanh – sạch – đẹp và môi trường giáo dục thân thiện. Trong đó, có sự góp sức không nhỏ của cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang.
Video đang HOT
Trong một buổi sinh hoạt lớp, những câu nói hồn nhiên của các em học sinh: “Con muốn có nhà vệ được trang trí với các hình ảnh đẹp, con muốn có một khu vui chơi đẹp như công viên, con muốn có một tiết học ngoài trời thoải mái” đã thôi thúc cô Trang đưa ra ý tưởng cải tạo lại khung cảnh sư phạm của nhà trường. Trăn trở với đề xuất của học trò, cô Trang mạnh dạn đề xuất giải pháp xây dựng nhà vệ sinh thân thiện, khu vui chơi liên hoàn, tạo sự thoải mái và môi trường sạch – đẹp để các em vui chơi sau giờ học căng thẳng. Sau khi được Ban giám hiệu nhà trường đồng ý triển khai, việc đầu tiên cô Trang làm là bắt tay cải tạo những thùng nước có nắp đậy ngăn chặn nguồn sinh sản của muỗi trong nhà vệ sinh. Mặc dù không phải là giáo viên Mỹ thuật nhưng những hình vẽ ngộ nghĩnh, đẹp mắt trên thùng rác, hộp đựng giấy do cô Trang vẽ đã biến nhà vệ sinh giờ đây không còn là “nỗi sợ hãi”.
Bên cạnh đó, việc tạo ra khu vui chơi liên hoàn rộng rãi, thoáng mát, hấp dẫn cũng được cô Trang và nhà trường khẩn trương bắt tay xây dựng. Trong giờ học vẽ, các em được hòa mình vào thiên nhiên, trong giờ Tập làm văn, các em không còn phải quan sát tranh mẫu để miêu tả, thay vào đó là tận mắt quan sát cây thật, vật thật. Các tiết học dần dần không còn giới hạn trong một lớp học nhỏ hẹp mà mở rộng ra tự nhiên, học sinh có thể phát huy khả năng quan sát, tính sáng tạo.
Những hình vẽ ngộ nghĩnh, đẹp mắt trên thùng rác do cô Trang thực hiện được học sinh yêu thích
Sự cố gắng, sẻ chia và yêu thương của cô Trang là chất xúc tác lan tỏa và gắn kết các giáo viên trong trường ngày càng có nhiều hành động thiết thực góp phần cải tạo khung cảnh sư phạm. Diện mạo của nhà trường đã thay đổi, cả thầy và trò trong nhà trường đều nhận ra một điều giản dị là: “thay đổi để hạnh phúc hơn”. “Từ việc làm của mình, nhờ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu mà khung cảnh trường đã trở nên rất khác, các em học sinh thích thú và muốn đi học và yêu trường lớp của mình. Ai đến trường Minh Khai B cũng cảm nhận được sự thay đổi. Sự thay đổi đó là tích cực, là hạnh phúc hơn. Nhìn thấy nụ cười của các em học sinh khi đến lớp thì tôi mới thấy việc làm của mình tuy nhỏ nhưng đã có ý nghĩa”, cô Trang hồ hởi cho biết.
Nhận xét về giáo viên của mình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai B Vũ Hoài Nhi không khỏi tự hào: Khi nhắc đến cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang, cả đồng nghiệp và các em học sinh ai cũng biết đây là một cô giáo trẻ nhưng rất chịu khó học hỏi, trau dồi chuyên môn và đã khẳng định được mình là giáo viên dạy giỏi. Những sáng kiến của cô Trang đã góp sức rất lớn thay đổi diện mạo của nhà trường ngày càng đẹp hơn và quan trọng nhất là đáp ứng được nguyện vọng của các em học sinh, hướng đến cái đích là xây dựng trường học thân thiện, học sinh chăm ngoan.
Với những cống hiến của mình, cô Trang là một trong 40 Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo được biểu dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô năm 2020. Sức sáng tạo không ngừng, cô Trang luôn nhen nhóm những ý tưởng mới vì học trò. Gần đây nhất, cô Trang nung nấu ý định sẽ thực hiện sa bàn, bản đồ cho các em học sinh lớp 4, lớp 5 về môn lịch sử, địa lý vượt ra ngoài khuôn khổ sách giáo khoa. Từ những thứ trực quan, sinh động sẽ giúp các em hiểu và ngày càng yêu thêm quê hương, đất nước mình.
Dù phải thức khuya dậy sớm miệt mài bên trang giáo án làm công việc của “người lái đò thầm lặng”, nhưng đối với những người làm giáo dục trên chặng đường đổi mới, khi chúng ta tâm huyết hướng đến một nền giáo dục nhân văn là khi chúng ta sẽ xây dựng được những lớp học hạnh phúc. Như một nhà giáo dục người Mỹ đã từng nói “Lòng nhiệt huyết là que diêm thắp lên ánh sáng của ngọn nến thành tựu” và cô Trang đã thắp lên ngọn nến đó bằng chính sự sáng tạo và tâm huyết của mình.
Yêu nghề dạy học - Kỳ 1: Ba thế hệ cùng làm nhà giáo
Điều gì níu giữ những người thầy ở lại với nghề dù phải vượt qua nhiều khó khăn? Chỉ có tình yêu được thắp lên từ thời thanh xuân chưa đủ, mỗi người thầy sẽ phải cố gắng rất nhiều để giữ cho tình yêu ấy luôn ấm nóng.
"Nhiều đồng nghiệp thường trêu vợ chồng tôi rằng một thế hệ làm nhà giáo đã nghèo xơ nghèo xác rồi, gia đình tôi có đến ba thế hệ cùng làm nhà giáo thì sao chịu nổi" - cô Nguyễn Thị Lệ Hằng, giáo viên môn hóa, Trường THPT Hùng Vương (quận 5, TP.HCM) đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Nếp nhà giáo
Cô Hằng trải lòng: "Ba mẹ tôi trước đây là giáo viên Trường tiểu học Minh Đạo, quận 5. Ông bà có bảy người con thì cả ba cô con gái đều theo nghề giáo, trong đó có tôi. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tôi đã yêu một anh sinh viên cùng khoa. Người ấy là ông xã tôi bây giờ (thầy Trần Quang Vinh, tổ phó tổ hóa, Trường THPT Hùng Vương - PV). Sau này, con gái tôi cũng tiếp bước truyền thống gia đình, cháu đã tốt nghiệp đại học và trở thành giáo viên dạy vật lý (cô Trần Ngọc Minh Vy - PV) ở Trường THPT Hùng Vương 4 năm nay".
Chúng tôi đến thăm nhà thầy Vinh - cô Hằng vào một buổi tối đầu tháng 11-2020. Ngôi nhà nhỏ nằm trên con đường Bà Lài, quận 6, đầy ắp tiếng cười, tiếng bi bô của trẻ em, thì ra thầy cô đã lên chức ông bà ngoại. "Bà xã tôi đã có quyết định nghỉ hưu cách đây mấy tháng nhưng hiện vẫn đi dạy với chế độ thỉnh giảng. Bà xã còn khỏe, còn yêu nghề, còn muốn gặp gỡ học sinh thì cứ tiếp tục đến trường chứ chúng tôi đã đứng lớp hơn 30 năm rồi, đến tuổi này cũng không còn áp lực về kinh tế nữa" - thầy Vinh chia sẻ.
Cả ba và mẹ cùng là giáo viên nên thầy Vinh luôn định hướng để hai người con theo ngành sư phạm. "Nhưng tôi mới thành công một nửa. Đứa con gái lớn thì đã yên ấm, hạnh phúc với vai trò là một cô giáo. Còn con trai tôi thì nó bảo: "Tính con nóng nảy lắm, đi dạy mà không kiềm chế được, có hành động không đúng với học trò thì trước sau gì cũng bị kỷ luật". Tôi đành chiều theo ý con, cho nó theo ngành dược" - thầy Vinh tâm sự.
"Thường các bậc phụ huynh ngày nay hay khuyên con cái chọn những nghề thời thượng, dễ kiếm tiền, sau này sẽ tạo dựng một cuộc sống sung túc, nhàn hạ. Còn thầy thì...?" - tôi hỏi.
Nghe đến đây, thầy Vinh phá lên cười, nụ cười sảng khoái và viên mãn: "Nhà giáo mà có khả năng thì đâu có nghèo. Như gia đình tôi bây giờ, giàu thì không giàu nhưng chắc chắn không nghèo. Nhà giáo có niềm hạnh phúc riêng mà có thể những nghề khác không có. Học sinh cũ của tôi ngày xưa bây giờ thành đạt nhiều lắm, các em ấy có chức tước, có địa vị cao trong xã hội, bận rộn nhưng ngày lễ, tết vẫn đến thăm thầy, một mực cung kính với thầy. Nhiều em còn mang ôtô đến chở thầy đi chỗ này, chỗ kia thăm thú cho biết...".
Thầy Vinh kể: "Ba mẹ tôi tuy không làm việc trong ngành giáo dục nhưng ông bà có 3/5 đứa con theo nghề giáo. Tính ra, bên nội bên ngoại đều có rất nhiều người làm thầy cô. Thế nên, chúng tôi có nếp nhà đầm ấm, hòa thuận, con cái ngoan ngoãn, học hành đàng hoàng, cuộc sống ổn định. Do vậy, tôi luôn mơ ước con cháu mình cũng sẽ tiếp nối truyền thống ấy".
Cô Nguyễn Thị Lệ Hằng dạy môn hóa cho học sinh lớp 11A8 Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Và những trăn trở
"Học sinh bây giờ khác học sinh ngày xưa nhiều lắm. Các em được dùng điện thoại thông minh thoải mái, nhiều em bị cuốn hút bởi game online, bởi mạng xã hội, YouTube... nên lơ là việc học. Mình quan tâm, hỏi han và săn sóc, nhưng nếu không khéo sẽ bị các em cho là cô theo dõi con, cô vi phạm quyền riêng tư của con ..." - cô Hằng tỏ ra tâm tư. Cả gia đình cô đều cho rằng giáo viên ngày nay chịu áp lực hơn so với trước kia rất nhiều, nhất là áp lực giáo dục học sinh trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay.
Thầy Vinh còn kể: "Không những thế, có em còn nói với tôi rằng: "Con đâu cần học làm chi, nhiều người tốt nghiệp đại học ra mà lương tháng có 4 triệu đồng. Con không cần làm gì thì mỗi tháng mẹ con cũng cho 6 triệu đồng tiêu xài rồi. Nhà con giàu lắm...". Để thuyết phục những em như vậy có động lực học tập, động lực phấn đấu không phải dễ...".
Thầy Vinh tạm biệt chúng tôi với nụ cười giòn tan, đây nhiêt huyêt.
Tiết dạy môn hóa của thầy Trần Quang Vinh cùng học sinh lớp 12A1 Trường THPT Hùng Vương, Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đã từng nghĩ bỏ nghề
"Tôi tốt nghiệp khoa hóa, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 1988 và được phân công giảng dạy, đồng thời làm trợ lý thanh niên tại Trường THPT Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Trường Lê Minh Xuân thời ấy nằm trong khu kinh tế mới, mọi thứ đều thiếu thốn và khó khăn. Mỗi ngày, tôi đạp xe đạp hơn 15km trên đường đầy những ổ gà, ổ voi - trời mưa thì trơn trượt, trời nắng thì bụi mịt mù từ nội thành ra ngoại thành dạy học với mức lương chỉ đủ ăn sáng. Học sinh thì quá khó khăn, tôi mở lớp dạy phụ đạo cho các em, không thu phí nhưng có em còn không đi học đều được vì còn bận đi kiếm sống.
Tôi tự hỏi đến việc ăn uống, sinh hoạt mà tôi còn phải nhờ ba mẹ trợ cấp thì khi lấy vợ, sinh con sẽ sống như thế nào? Rồi tôi manh nha nghĩ chuyển nghề. Cũng rất may, khi học sinh của tôi biết được điều đó, nhiều em đã đến gặp tôi: "Thầy đừng bỏ tụi con". Câu nói ấy đã giữ tôi ở lại với nghề cho đến bây giờ".
Thầy Trần Quang Vinh
Áp lực quá nhiều
"Hiện tôi hài lòng với cuộc sống của một giáo viên, tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi mình mới đi dạy đã được nhà trường giao làm công tác chủ nhiệm, mặc dù mọi thứ không đơn giản như tôi nghĩ. Nhưng thực sự, giáo viên bây giờ chịu áp lực nhiều quá, trong đó áp lực lớn nhất là yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy. Chưa kể, học sinh bây giờ bị cuốn hút bởi nhiều thứ bên ngoài nên người giáo viên phải nỗ lực gấp nhiều lần để "kéo" các em về với trường, với lớp, với nhiệm vụ học tập và rèn luyện nhân cách để trở thành một người có ích sau này".
Cô Trần Ngọc Minh Vy
Hành trình 11 năm chèo ghe "bám lớp" của cô giáo người Mường Bỏ lại thanh xuân nơi đất liền phồn thịnh, cô giáo Đinh Thị Vân Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh) quyết tâm chèo ghe "bám lớp" nơi xã đảo xa xôi, làm tất cả vì tình yêu nghề, yêu trẻ. Người "chèo đò" nơi đầu sóng Nằm ở phía Đông và tách...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tác nhân 'trớ trêu' làm tăng nguy cơ tiểu đường
Sức khỏe
05:42:13 17/05/2025
Cho chị chồng thuê nhà mặt phố giá rẻ, chị chê đắt xong tự dọn chuyển đi, lúc nhận lại nhà tôi cay đắng với cảnh tượng sau cánh cửa
Góc tâm tình
05:05:35 17/05/2025
Toàn cảnh đám cưới đẹp như mơ của Hồ Quỳnh Hương ở tuổi 45
Sao việt
23:51:32 16/05/2025
Phản ứng của em gái Trấn Thành khi lần đầu đóng cảnh 'yêu đương nồng nhiệt'
Hậu trường phim
23:48:13 16/05/2025
Rộ video Wren Evans hôn đắm đuối 1 cô gái, còn có "phản ứng lạ" gây tranh cãi?
Nhạc việt
23:41:24 16/05/2025
Phim 18+ tuyệt tác của "nữ hoàng gợi cảm" Hàn Quốc: 20 năm trước đẹp căng tràn, diễn quá hay giật ngay ngôi Ảnh hậu
Phim châu á
23:31:36 16/05/2025
Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025