Xe công phải nêu gương dán thẻ thu phí tự động không dừng?
Thông tin mới nhất từ Bộ GTVT cho biết, trong năm 2019, Bộ này sẽ hoàn tất triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) trên tất cả các trạm BOT do Bộ quản lý.
Không độc quyền trong đấu thầu
Bộ GTVT cho biết, dự án thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT giai đoạn 1 có 44 trạm, trong đó 26 trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; 18 trạm thuộc các tuyến quốc lộ và cao tốc khác.
Bộ này cho hay, đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đúng theo quy định. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện DA giai đoạn 1 đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật. Nhà đầu tư trúng thầu là Liên danh Công ty CP Tasco và VECT (Công ty con của Tasco). Theo Bộ GTVT, trong thời gian Bộ GTVT đăng tải kêu gọi nhà đầu tư chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký thực hiện DA giai đoạn 1.
“Như vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT do Bộ GTVT quản lý được thực hiện đúng theo quy định pháp luật, không có sự độc quyền trong quá trình thực hiện”- đại diện Bộ GTVT khẳng định.
Về tiến độ triển khai thu phí ETC tại 26 trạm BOT trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên cũng sẽ hoàn thành trong năm 2019. Giai đoạn 2 có 33 trạm BOT, trong đó 10 trạm trên QL1 và 23 trạm trên các tuyến quốc lộ còn lại. Chiều nay, 7/3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức mở thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu thực hiện.
Bộ GTVT khẳng định, trong năm 2019 sẽ hoàn tất việc thu phí tự động không dừng tại các trạm BOT do Bộ quản lý
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiết lộ, trong giai đoạn 2, sẽ ưu tiên các tập đoàn viễn thông tham gia, bởi đây là các doanh nghiệp đã có sẵn hạ tầng, đường truyền “khủng” việc triển khai sẽ nhanh hơn, đảm bảo được tiến độ của Thủ tướng đưa ra.
“Với tình hình hiện nay, tôi có thể khẳng định, cuối năm 2019 sẽ hoàn thành thu phí tự động không dừng trên các tuyến quốc lộ” -ông Thể cho hay.
Video đang HOT
Xe công của Bộ GTVT cũng chưa dán thẻ thu phí ETC
Trong khi đó, đến nay, thu phí tự động không dừng đã được lắp đặt tại 26 trạm trên QL1 và đường Hồ Chính Minh qua Tây Nguyên nhưng tỷ lệ xe sử dụng thu phí ETC khi qua trạm chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn lại vẫn dùng tiền mặt.
Đáng kể, trong khi Chính phủ, Bộ GTVT khuyến khích người dân sử dụng thu phí ETC thì một lượng rất lớn xe công của Nhà nước lại chưa hề dán thẻ ETC, thậm chí xe công của chính Bộ GTVT cũng chưa dán thẻ ETC.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị, cần có chế tài để bắt buộc các nhà đầu tư BOT đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng và triển khai lắp đặt thu phí ETC. Nếu doanh nghiệp BOT nào cố trình chây ì không triển khai có thể dừng thu phí.
Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ sửa đổi lại Nghị định 46 theo hướng, quy định làn thu phí ETC chỉ dành riêng cho xe đã dán thẻ ETC lưu thông, xe sử dụng tiền mặt thu phí thủ công đi vào sẽ bị xử phạt như lỗi đi sai làn đường, như vậy mới thấy rõ được tính ưu việt của thu phí không dừng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thông tin, Bộ GTVT sẽ có văn bản gửi các nhà đầu tư BOT, các nhà đầu tư đường cao tốc, nếu đến 31/12/2019 mà chưa lắp đặt xong công nghệ, tổ chức thu phí ETC sẽ dừng không cho thu phí. Bộ sẽ không nương tay hay nghe nhà đầu tư giải trình nữa.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ có văn bản kiến nghị Chính phủ, chỉ đạo tất cả xe công của Nhà nước (kể cả xe của lực lượng vũ trang) phải dán thẻ ETC, chậm nhất là ngày 30/6 toàn bộ xe công của Nhà nước phải được dán thẻ ETC và sử dụng thu phí ETC.
Đặc biệt, Bộ GTVT đang làm việc với các ngân hàng để tổ chức thực hiện theo hướng, kết nối trực tiếp tài khoản ngân hàng của người dân với tài khoản ETC, đồng thời yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí ETC có cơ chế nhắn tin tới số điện thoại cá nhân của người sử dụng thông báo khi tài khoản hết tiền, để người dân chủ động nạp.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ GTVT cũng chỉ đạo các đơn vị và doanh nghiệp thu phí ETC nghiên cứu đến việc, phát thẻ ETC cho các showroom bán ô tô, nhà sản xuất ô tô để khi bán xe cho khách hàng là được dán thẻ thu phí ETC luôn.
Theo ANTD
Sửa cầu Thăng Long có vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư trong nước?
Theo thông tin trên một số phương tiện truyền thông, phát biểu tại cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, chúng ta có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư mà cầu Thăng Long sửa chữa không xong. Thực tế, việc sửa mặt cầu có phải vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư, kỹ sư ở Việt Nam hiện nay?
Sửa cầu Thăng Long có phải nhiệm vụ vượt quá khả năng của các tiến sỹ, giáo sư nước ta? (ảnh: IT)
Chuyên gia trong nước nói gì?
Trao đổi với Dân Việt về phát biểu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan tới việc sửa mặt cầu Thăng Long, ông Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho biết: "Do tôi không được dự cuộc họp này nên không biết Bộ trưởng Bộ GTVT phát biểu trong bối cảnh và không khí cuộc họp thế nào nên tôi từ chối không bình luận".
Ông Long cũng cho biết, với cá nhân ông, "cả cuộc đời làm việc và làm chuyên môn tôi không có tự ái và không bao giờ tự ái trong nghề nghiệp. Nếu người ta bảo mình kém thì mình phải suy nghĩ xem có kém thật không. Đó là quan điểm nghề nghiệp của tôi, tự trọng trong nghề nghiệp khác với tự ái nghề nghiệp. Niềm đam mê nó thúc đẩy nghề nghiệp phát triển không phải tự ái", ông Long nói.
Cũng theo ông Long, liên quan tới việc sửa cầu Thăng Long, với sự phát triển của công nghệ, vật liệu, thiết bị...thì việc làm thế nào để áp dụng công nghệ tiên tiến nhất của các nước hiện này là cần thiết và hoàn toàn có thể nhập khẩu cả công nghệ và thiết bị. Miễn là các công nghệ, thiết bị của các nước tốt, mặt cầu tuổi thọ có thể kéo dài tới 15 đến 17 năm và thậm chí có công nghệ kéo dài hơn nữa với giá thành hợp lý.
Cũng theo ông Long, quá trình sửa chữa này thực tế diễn ra từ 2007, đến nay là hơn 10 năm. Lúc đầu cũng có sữa chữa của chính phía trong nước và mời nhà thầu có những loại nguyên vật liệu đặc chủng. Tuy nhiên, năm 2007 và 2008 không thành công. Sau đó phía Việt Nam sử dụng vốn dư từ đường trên cao vành đai 3 Mai Dịch - Pháp Vân và đặt vấn đề với phía JICA của Nhật Bản sử dụng nguồn vốn dư thừa này để sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
Do đó, ông Long cho rằng cần rà soát lại toàn bộ dự án đó và xem tư vấn của tổ chức mà JICA lựa chọn đã làm được gì, tốn bao nhiêu thời gian và kinh phí... Sau đó, nếu có thẩm định lại với kết quả tư vấn tốt thì phải làm việc với họ. Trường hợp tư vấn của họ thấy chưa yên tâm thì mời tư vấn, nhà thầu nước ngoài khác nếu được nhưng phải tuân thủ nguyên tắc là đảm bảo đưa vào công nghệ tiên tiến nhất bao gồm cả kinh tế kỹ thuật.
Trước đó, trả lời báo chí về việc mời chuyên gia của Nga, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng Bộ môn công nghệ quản lý và xây dựng, Đại học xây dựng Hà Nội cho biết: Công trình cầu Thăng Long được nhà thầu Nga thi công cách đây hơn 30 năm, trong suốt quá trình trên không xảy ra hỏng hóc, chứng tỏ chất lượng công trình rất tốt. Thế nhưng, từ khi Bộ GTVT sửa lại mặt cầu đưa vật liệu mới vào, mới xảy ra nhiều sự xuống cấp. Chứng tỏ trình độ thi công của chúng ta còn kém, không nắm được kỹ thuật nên mời chuyên gia Nga là hoàn toàn đúng. Khi Bộ GTVT không thành công đáng lẽ phải mời từ lâu, giờ là hơi muộn.
Bộ GTVT cho biết sẽ mời chuyên gia Nga tư vấn trong đợt sửa cầu Thăng Long tới đây (Ảnh: IT)
Phải bền vững 10 năm trở lên
Yêu cầu của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp với các các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ GTVT, Hội Khoa học - Kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Trường Đại học GTVT... mới đây là phải đảm bảo bền vững 10 năm trở lên.
Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, để thực hiện sửa chữa mặt cầu Thăng Long, Tổng cục đã liên hệ với chuyên gia Nga. Phía Nga đã trả lời có thể hợp tác nhưng đề nghị chuyển tài liệu cho họ nghiên cứu trước, đồng thời phía Nga sẽ tổ chức đoàn chuyên gia khảo sát tình hình thực tế.
"Hiện Tổng cục Đường bộ VN đã chuyển một số tài liệu do Tư vấn KEI (được JICA lựa chọn) cho phía Nga để họ nghiên cứu và có giải pháp sơ bộ. Trong khi chờ kết quả nghiên cứu của chuyên gia Nga, Cục Quản lý đường bộ I tiếp tục duy tu, bảo dưỡng thường xuyên mặt cầu" - ông Nguyễn Văn Huyện cho biết.
Theo ông Hoàng Hà - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, bản mặt cầu Thăng Long là dạng bằng kết cấu thép, tính chất mỏng, độ rung động và biến dạng rất lớn, cần phải có giải pháp sửa chữa, tăng cường xử lý vết nứt, sử dụng chất dính đặc biệt. Bởi cầu Thăng Long là công trình lớn, đã trên 30 năm, theo nguyên tắc cầu lớn như vậy phải có dự án tổng thể để đại tu, chứ không chỉ sửa chữa riêng phần mặt cầu.
Còn theo TS. Tô Giang Lam - Trường Đại học GTVT, với các hư hỏng hiện tại, nếu không có giải pháp tổng thể thì hàng năm việc duy tu bảo dưỡng cầu Thăng Long rất khó khăn; mặt khác nếu sửa chữa khi hư hỏng nhưng không lựa chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp sẽ khó đảm bảo chất lượng, tuổi thọ và độ bền; đồng thời không bảo vệ được phần kết cấu bản mặt cầu dưới tác dụng của xâm thực và giảm ảnh hưởng của tải trọng lặp.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cũng cho rằng, hiện nay, các cầu lớn của Việt Nam chưa có hệ thống theo dõi, chưa có định mức đơn giá cho việc phân bổ, sửa chữa thường xuyên cũng như định kỳ, nên rất rủi ro, bị động trong công tác xử lý sự cố.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đề xuất, phương án sửa chữa, xử lý mặt cầu Thăng Long của các cơ quan, đơn vị, của các chuyên gia, Bộ trưởng Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT để đưa ra giải pháp căn cơ, triệt để, bền vững, ít nhất phải 10 năm trở lên, đảm bảo giao thông êm thuận và an toàn cho người dân.
Theo Danviet
Thu phí không dừng ì ạch do chủ đầu tư Do nhiều bất cập nên sau 3 năm triển khai, doanh thu phí điện tử tự động không dừng chỉ chiếm hơn 10%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), chủ tịch UBND các tỉnh - thành chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm việc triển khai hệ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Có thể bạn quan tâm

Món ăn hot nhất mùa hè này: Chỉ vài ngàn đồng, không đường, tốt cho sức khỏe lại đẹp da
Ẩm thực
06:00:26 15/05/2025
Nhân vật cứ xuất hiện là khán giả phim 'Cha tôi người ở lại' ức chế
Hậu trường phim
05:58:14 15/05/2025
'Át chủ bài' của châu Á trong cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ
Thế giới
05:56:55 15/05/2025
Phim 18+ chủ đề "khó nói" gây tranh cãi nhất sự nghiệp nàng thơ Hàn Quốc: Hình tượng nữ thần băng thanh ngọc khiết nay còn đâu?
Phim châu á
05:44:44 15/05/2025
Tôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp camera
Góc tâm tình
05:04:30 15/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025