Xén đất tượng đài để… tái định cư
Một phần diện tích khuôn viên Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc (H.Điện Bàn, Quảng Nam) bị xén để dành đất bố trí tái định cư khiến dư luận địa phương bức xúc.
Phần hàng rào bị đập bỏ để lấy đất bố trí cho các hộ dân tái định cư – Ảnh: H.S
Trả lời PV Thanh Niên, ông Phan Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Điện Ngọc giải thích, dự án mở rộng tuyến đường ĐT 607 cũng như thi công tuyến đường nội bộ Khu đô thị số 9 buộc phải giải tỏa hàng chục hộ dân, trong đó có 5 hộ dân nằm trên mặt tiền đường ĐT 607. Do khó khăn về quỹ đất nên xã đã kiến nghị huyện giải quyết. Nhưng khi vận động thì 5 hộ dân bị ảnh hưởng không chịu nhận đất tái định cư ở những khu vực khác mà yêu cầu phải được nhận đất mặt tiền.
Tượng đài cũng như mồ mả là nơi thờ phụng thiêng liêng các dũng sĩ Điện Ngọc đã chiến đấu anh dũng. Khuôn viên tượng đài còn gắn liền với sinh hoạt công cộng, để giáo dục thế hệ trẻ, thế mà đem các hộ gia đình vào sinh sống. Rồi ăn ở, rồi phơi phóng áo quần thì làm sao có thể đảm bảo không mất mỹ quan
Ông Chế Văn Hòa,
Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Ngọc Vinh
Sau khi xem xét, UBND H.Điện Bàn đã lên phương án thu hẹp khuôn viên Tượng đài Dũng sĩ để lấy đất mặt tiền trên đường ĐT 603 (gần ngã tư ĐT 607 – ĐT 603) bố trí 5 lô cho 5 hộ tái định cư. Ông Huyến cho rằng sau khi thu hẹp, tượng đài “vẫn đảm bảo diện tích và thẩm mỹ” do đã được xây dựng hàng rào nhằm cách ly khu dân cư. “Một bên là dân sinh, một bên là ý nghĩa lịch sử nên cần hài hòa được cái chung của 2 dự án. Không phải chúng tôi không lo gì cho quá khứ nhưng trong tình thế phải có sự hy sinh cho cái chung. Không còn con đường nào khác nên buộc phải cắt bớt phần đất tượng đài để có đất”, ông Huyến nói.
Lãnh đạo UBND H.Điện Bàn cũng cho rằng khu vực tượng đài được quy hoạch theo định hướng không gian với diện tích 1,2 ha, trong đó diện tích hiện trạng khoảng 5.000 m2. Khi xây dựng đường ĐT 607 và ĐT 603 đã giải tỏa vài chục hộ dân tại ngã tư, do vậy “cần phải có phần đất bố trí tái định cư thích hợp”. “Đất đai cho tái định cư lợi thế tương thích về dài hạn là không có. Không còn cách nào khác, chúng tôi buộc phải điều chỉnh quy hoạch khu tượng đài với diện tích khoảng 2.000 m2 sang đất ở”, ông Trần Úc, Phó chủ tịch UBND H.Điện Bàn phân trần. Ông Úc cũng khẳng định việc xén bớt đất tượng đài đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt thông qua quyết định điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị số 9 cách đây 3 tháng.
Video đang HOT
Có mặt tại hiện trường, PV Thanh Niên ghi nhận ít nhất 25 m tường rào mới xây cuối năm 2013 bao quanh khu Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc đã bị đập bỏ. Nhiều người dân sinh sống gần khu vực này khi tiếp xúc với PV đã bày tỏ thái độ bức xúc, đặc biệt là các cựu chiến binh. “Tượng đài cũng như mồ mả, là nơi thờ phụng thiêng liêng các dũng sĩ Điện Ngọc đã chiến đấu anh dũng. Khuôn viên tượng đài còn gắn liền với sinh hoạt công cộng, để giáo dục thế hệ trẻ, thế mà đem các hộ gia đình vào sinh sống. Rồi ăn ở, rồi phơi phóng áo quần thì làm sao có thể đảm bảo không mất mỹ quan”, ông Chế Văn Hòa, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn Ngọc Vinh, nói.
Ông Phùng Ngọc Thiệt (69 tuổi, thương binh) thì cật lực phản đối. Ông nói thẳng: “Thu hẹp rồi cho dân vào ở là không được. Tượng đài thì phải trang nghiêm. Làm thế tội các anh ấy lắm”.
Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nằm ngay tại ngã tư – điểm giao của 2 tuyến đường ĐT 603 và ĐT 607, gồm 2 phần: cột tượng thẳng đứng cao khoảng 20 m và phần cánh cung đường kính khoảng 14 m, trên đó có bức phù điêu khắc hình 7 dũng sĩ. Khuôn viên xây dựng tượng đài nằm khá gần di tích Giếng Nhà Nhì (hay còn gọi là Ao 7 dũng sĩ Điện Ngọc) – nơi ghi dấu chiến công của 7 dũng sĩ Điện Ngọc được xếp hạng Di tích cấp quốc gia (theo quyết định của Bộ VH-TT năm 1990). Đây là một công trình tôn vinh tinh thần chiến đấu quả cảm của 7 dũng sĩ (thuộc lực lượng vũ trang địa phương) vào ngày 24.6.1962, tại Giếng Nhà Nhì.
Theo TNO
Chủ tịch nước yêu cầu cấp đất cho người dân thủy điện Sông Tranh 2
Ngày 15/12, trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến kiểm tra tiến độ thi công dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, đi thị sát thủy điện Sông Tranh và thăm người dân vùng rốn lũ huyện Đại Lộc.
Sau khi đến kiểm tra dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng tại phường An Phú (TP Tam Kỳ) đang triển khai xây dựng, Chủ tịch nước cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã trồng cây lưu niệm tại đây.
Đến thăm công trình đập thủy điện Sông Tranh 2, Chủ tịch nước yêu cầu Ban quản lý dự án báo cáo tình hình xả lũ vừa qua và tình hình đập. Chủ tịch nhấn mạnh, xả lũ nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hạ du. Đối với những vùng hạ du thường xuyên bị ngập nặng phải tính đến việc di dời bà con lên vùng cao hơn để an toàn tuyệt đối tính mạng người dân.
Chủ tịch nước đến thị sát thủy điện Sông Tranh 2
Báo cáo với Chủ tịch nước, ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết việc xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 đã làm ảnh hưởng đến gần 1.200 hộ dân với hơn 6.300 nhân khẩu; phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số.
Chủ tịch huyên Bắc Trà My cho biết, có 834 hộ phải tái định cư (TĐC) để nhường đất cho thủy điện với diện tích đất bị ảnh hưởng gần 2.000 ha; nơi tái định cư thiếu đất sản xuất, nhà TĐC xây dựng chưa phù hợp với phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân đồng bào dân tộc thiểu số.
Đáng lo ngại hiện nay phần lớn nhà ở hiện nay đều bị xuống cấp, hư hỏng, nơi ở mới của người dân không bằng nơi cũ; đặt biệt là đất sản xuất cho nhân dân. Để đảm bảo đời sống nhân dân trong thời gian thực hiện cấp đất sản xuất, Chủ tịch huyện Bắc Trà My đề nghị chủ đầu tư hỗ trợ thêm 24 tháng lương thực, mức hỗ trợ 10kg/khẩu cho gần 3.000 khẩu thuộc các hộ dân TĐC xã Trà Đốc.
Chủ tịch nước đến thăm bà con ở vùng thủy điện Sông Tranh 2
Theo Chủ tịch huyện Bắc Trà My, từ khi thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đến nay đã liên tiếp xảy ra động đất làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong vùng, nhất là các hộ dân TĐC. Nhằm đảm bảo tình hình bức thiết ổn định đời sống nhân dân, đề nghị Chính phủ quan tâm có cơ chế chính sách đặc thù đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng như trường học, giao thông, y tế, nước sinh hoạt và thủy lợi cho người dân nơi đây.
Thay mặt cho người dân địa phương, Chủ tịch xã Trà Đốc - ông Hồ Văn Lợi - kiến nghị các cấp ngành Trung ương, UBND tỉnh Quảng Nam cần sửa chữa lại nhà của dân bị nứt do động đất, nhà nào không sửa chữa được thì xây mới cho người dân, đầu tư đưa điện thắp sáng về cho thôn 5 xã Trà Đốc....
Sau khi lắng nghe ý kiến của chính quyền và người dân địa phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: "Nếu xây dựng thủy điện cần phải quy hoạch sao cho đúng, nếu sai sót cần phải sửa ngay; chính sách chế đạo, đời sống người dân vùng TĐC phải bằng hoặc hơn nơi cũ".
Thăm hỏi và tặng quà đến người dân vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2
Chủ tịch nước cũng thông tin, vừa rồi Quốc hội cũng đã điều chỉnh 400/1.200 dự án thủy điện nhỏ do không hiệu quả, không đảm bảo an toàn.
Chủ tịch nước cho rằng cái gốc là vấn đề thiếu đất sản xuất, do đó cần phải sớm giải quyết đất cho nhân dân trồng lúa, làm nương, hỗ trợ con vật nuôi và chuyển đổi cây trồng cho người dân TĐC. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: "Tôi quan tâm nhất là đất sản xuất. Đây là vấn đề cấp bách, cần quan tâm xử lý".
Đối với vấn đề nhà TĐC cho người dân, nếu xây dựng cũng phải thích nghi với văn hóa của bà con chứ không nên để khai mờ văn hóa của đồng bào sinh sống lâu nay. Chủ tịch nước đề nghị EVN cần nâng cao trách nhiệm của mình vì là đơn vị thực hiện công trình.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã đến thăm hỏi và tặng quà cho bà con vùng động đất xã Trà Đốc có hoàn cảnh khó khăn.
Sau khi thăm bà con ở huyện Bắc Trà My, chiều cùng ngày, Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang và đoàn công tác đã đến thăm người dân vùng rốn lũ huyện Đại Lộc.
Công Bính
Theo Dantri
Lãng phí ở tỉnh nghèo - Kỳ 4: Bến xe, âu thuyền xây xong để... ngó ! Nhiều bến xe tiền tỉ tại Quảng Nam đang trong tình cảnh "cầm hơi". Trong khi đó, để cứu các khu neo đậu khỏi tình cảnh vắng bóng tàu thuyền, ngành chức năng tỉnh này tiếp tục đổ hàng chục tỉ đồng đầu tư bổ sung, nâng cấp. Âu thuyền Hồng Triều không phát huy tác dụng khi có bão lớn - Ảnh:...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiếp tục kỷ luật hiệu trưởng bị tố sàm sỡ, quấy rối nhiều giáo viên

Phó giám đốc công an tỉnh nói gì về vụ tai nạn 8 năm trước gây dư luận ở Phú Quốc?

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ
Có thể bạn quan tâm

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển
Lạ vui
07:26:52 20/05/2025
Tin vui cho khán giả yêu thích phim 'Cha tôi người ở lại'
Hậu trường phim
07:21:02 20/05/2025
Bức ảnh lộ điểm gây sốc sau 6 năm của ông bố nghìn tỷ có ba con nhưng giấu kín vợ
Netizen
07:19:30 20/05/2025
Sao Việt 20/5: Trương Ngọc Ánh khoe con gái, Ngô Thanh Vân bụng bầu đi từ thiện
Sao việt
07:18:41 20/05/2025
G-Dragon hé lộ "đám cưới trong mơ", làm điều chưa từng có, concert VN gặp biến
Sao châu á
07:12:50 20/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 40: Ba bố con đều muốn hiến thận cho bố Bình
Phim việt
07:06:16 20/05/2025
Thu nhập và khối tài sản của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố
Pháp luật
07:05:00 20/05/2025
Mbappe cách Chiếc giày vàng châu Âu 1 bàn, Salah vẫn đua gắt
Sao thể thao
07:00:20 20/05/2025
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
Thế giới
06:52:44 20/05/2025
CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng
Sức khỏe
06:51:00 20/05/2025