Xét nghiệm đường máu: Làm lúc nào, bao lần là đủ?
Tùy theo mục đích của thầy thuốc điều trị xét nghiệm glucose máu sẽ được chỉ định khác nhau.
Giá trị xét nghiệm glucose máu
Bệnh đái tháo đường có nhiều thể, ĐTĐ1, ĐTĐ2, ĐTĐ thai nghén, ĐTĐ thể LADA…, điểm chung là đường glucose máu đều cao hơn bình thường. Do đó, xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán, điều trị và theo dõi chính là định lượng glucose máu. Kết quả xét nghiệm glucose máu từ các mẫu lấy từ tĩnh mạch hay mao mạch có khác nhau, nhưng vẫn có giá trị khi so sánh, đối chiếu với chuẩn thích hợp.
Các loại xét nghiệm glucose máu
Trong thực tế lâm sàng, có 3 loại xét nghiệm glucose máu là glucose máu đói (fasting blood glucose FG), glucose bất kỳ hay sau ăn (postprandual blood glucose, PPG; casual glucose Gc), glucose trong nghiệm pháp dung nạp glucose (oral glucose tolerance test OGTT, Go, G2).
Cần bao nhiêu lần xét nghiệm glucose máu?
Tùy theo mục đích của thầy thuốc điều trị xét nghiệm glucose máu sẽ được chỉ định khác nhau:
Với chẩn đoán sàng lọc, có thể chọn một trong các loại xét nghiệm glucose máu và chỉ cần làm một lần.
Với theo dõi điều trị bệnh nhẹ, thông thường chỉ cần kiểm tra mỗi tháng một lần.
Video đang HOT
Với những bệnh nhân bắt đầu dùng insulin, ĐTĐ 1 hoặc ĐTĐ cần insulin, phải kiểm tra glucose máu vài lần trong ngày.
Với những bệnh nhân nặng, có nguy cơ hôn mê tăng đường huyết, tăng áp lực thẩm thấu, nhiễm toan cetone, đang phẫu thuật.., phải tiêm chuyền insulin tĩnh mạch, phải theo dõi làm xét nghiệm glucose máu hàng mỗi giờ, thậm chí phải monitoring liên tục.
Chất đường (carbohydrate) trong thức ăn gồm đường ngọt (sugary carbohydrate) và đường bột (starchy carbohydrate). Sau khi ăn vào đường sẽ được tiêu hóa tạo ra nhiều phân tử đường glucose. Glucose sẽ lưu hành trong máu đến mọi cơ quan, tế bào của cơ thể để sử dụng tạo ra năng lượng hoạt động của cơ thể.
Các tế bào của tụy tạng (lá mía) có khả năng sinh tổng hợp rồi chế tiết vào máu hóc môn insulin để kiểm soát ổn định nồng độ đường glucose trong máu. Nồng độ glucose máu và nồng độ insulin luôn luôn tỷ lệ thuận với nhau: glucose máu tăng thì insulin cũng tăng theo và ngược lại đường máu giảm thì insulin cũng giảm. Và khi cơ thể thiếu, hoặc insulin hoạt động không hiệu quả vị bị “kháng insulin”, thì sự điều hòa glucose máu không còn, nồng độ glucose máu tăng lên cao và con người bị bệnh đái tháo đường.
TS.BS Trần Bá Thoại
Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
Theo Dân trí
Khi nào thì cần truyền dịch vào cơ thể?
Có khoảng 20 loại dịch truyền, người bệnh phải xét nghiệm để biết cần truyền loại dịch nào và liều lượng bao nhiêu theo nhu cầu cơ thể.
Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm châm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể dùng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản. Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể gồm glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin. Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...). Nhóm đặc biệt huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Bệnh nhân trước khi truyền đường cần xét nghiệm máu và được bác sĩ theo sõi sát. Ảnh: N.Phương
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, để quyết định bệnh nhân có cần truyền dịch hay không và truyền liều lượng bao nhiêu, cần xét nghiệm máu và khám tim, phổi, đo mạch... Nếu một trong các chỉ số này thấp hơn chỉ số bình thường cho phép thì bác sĩ mới chỉ định truyền dịch phù hợp để bù đắp. Trong quá trình truyền dịch, bác sĩ phải theo dõi sát bệnh nhân để giám sát diễn biến truyền và mức độ tiến triển bệnh.
Nếu dịch truyền nhiều hơn tình trạng bệnh cần thì sẽ gây phù phổi, suy tim cho bệnh nhân. Bổ sung không đúng các chất cần truyền cũng gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Ví dụ người bệnh bị mất điện giải mà truyền đường sẽ làm bệnh nặng hơn; hoặc truyền đường trong khi cơ thể thiếu natri sẽ làm máu loãng gây phù não, thừa natri mà truyền muối quá nhiều sẽ làm teo não... Trẻ nhỏ sốt do viêm phổi hay mệt vì bệnh tim là hai trường hợp phải hạn chế truyền dịch. Nếu lạm dụng truyền dịch sẽ khiến tim quá tải không chịu được dịch truyền gây ra các tai biến. Người già, thận yếu, truyền dịch không đúng còn có thể gây phù não, tai biến trên não.
"Truyền dịch là đưa vào cơ thể một lượng nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, dẫn đến hiện tượng phù ở tim, thận", phó giáo sư Dũng cho biết. Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì cũng dễ xảy ra tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Thậm chí, truyền dịch có thể làm lây nhiễm bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.
Khi nào nên truyền dịch vào cơ thể
Theo pó giáo sư Dũng, chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, hoặc bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp... không thể ăn uống được. Trước khi truyền dịch bệnh nhân cần phải qua quá trình xét nghiệm cần thiết. Những bệnh nhẹ thì không nên truyền dịch.
Nếu cơ thể bị mất nước mà vẫn ăn uống được thì truyền dịch không tốt so với bù nước qua đường uống. Mọi người có thể bù nước bằng cách thông thường, chẳng hạn truyền một chai glucose 5% tương đương với uống gần một thìa cà phê đường. Truyền một chai dung dịch muối 9% thực chất chỉ như uống một bát canh nhạt.
Một số người khỏe mạnh lại tự ý truyền dịch hoa quả để bồi bổ sức khỏe càng phải thận trọng. Nước hoa quả là dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon. Tuy nhiên dịch truyền này chỉ dành cho người yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Người khỏe truyền dịch hoa quả có thể dẫn đến lười ăn vì dung mao ruột thoái hóa; thậm chí phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn.
Lưu ý khi truyền dịch
- Bệnh nhân không tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời y bác sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám, xét nghiệm và kết luận từ bác sĩ.
- Trong quá trình truyền nên cho dịch chảy chậm, bác sĩ phải thường xuyên theo dõi sát bệnh nhân.
- Khi cơ thể gầy yếu, chán ăn, cần xem lại chế độ ăn, nghỉ, làm việc, tập luyện cho thích hợp. Trong trường hợp còn ăn uống được, thay vì truyền dịch thì nên bổ sung bằng các thực phẩm thịt, cá, trứng, sữa... Cách này tốt và an toàn hơn truyền dịch.
- Tại các cơ sở y tế phải có thuốc cấp cứu chống choáng, sốc, để nếu không may tai biến xảy ra có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời.
- Khi đang truyền dịch, cơ thể có biểu hiện bất thường như rét run, khó thở, phù chỗ tiêm... phải báo ngay nhân viên y tế để kịp thời xử trí, tránh những hậu quả nguy hiểm hơn.
- Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí tai biến trong khi truyền, hạn chế thực hiện tại nhà, trên đường, trên phương tiện giao thông.
- Hiện phòng khám chỉ được thực hiện khám chữa bệnh theo các danh mục kỹ thuật đã được Sở Y tế cấp phép. Việc phòng khám truyền dịch cho bệnh nhân, nếu không trong phạm vi được cấp phép, là vi phạm.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Hệ thống robot lấy máu xét nghiệm tự động Hệ thống gồm robot hướng dẫn lấy máu, mô-đun xử lý mẫu và máy phân tích máu cung cấp kết quả chính xác cao và nhanh chóng, theo RT. Các nhà nghiên cứu trường Đại học Rutgers, Mỹ đã tạo ra một thiết bị đo và kiểm tra máu tự động giúp hạn chế các sai sót trong quá trình lấy mẫu máu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

Thời điểm ăn sáng giúp kiểm soát mỡ máu, người nhẹ tênh

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre

Tại sao cần nạp chất béo tốt khi giảm cân?

Axit uric cao nên ăn rau gì?

Không tùy tiện sử dụng glutathione làm trắng da

5 tiêu chí xác định thuốc không kê đơn

Người bị bệnh thận nên ăn gì?
Có thể bạn quan tâm

Thái Y Lâm, Bành Vu Yến bí mật tái hợp âm thầm bên nhau gây chấn động showbiz?
Sao châu á
16:28:16 25/05/2025
Chuỗi thất bại gây sốc và đâu là cái kết cho Ý Nhi tại Miss World?
Sao việt
16:25:12 25/05/2025
BLACKPINK đã "hết bài": Ý tưởng "nghèo nàn", fan thất vọng toàn tập
Nhạc quốc tế
16:20:43 25/05/2025
"Cam thường" tóm gọn Quang Hải lái xế hộp bạc tỷ đón Chu Thanh Huyền, nhan sắc nàng WAG sang chảnh gây chú ý
Sao thể thao
16:02:04 25/05/2025
Người "làm hết tất cả vì giọng hát HIEUTHUHAI" là bạn thân Sơn Tùng M-TP, profile xuất thân Nhạc viện cực đỉnh
Nhạc việt
15:36:08 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025
Đạo diễn Nhất Trung trở lại với "Giải cứu", cảnh tỉnh bẫy "việc nhẹ, lương cao"
Phim việt
14:25:07 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025