Xử lý hình sự nếu không thu hồi hai khu ‘đất vàng’ của Tổng Đường sắt
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam thu hồi 2 khu đất vàng 80 Lý Thường Kiệt, 22 Phan Bội Châu (Hà Nội), nếu không chấp hành nghiêm sẽ chuyển cơ quan chức năng xem xét hình sự.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kết quả xử lý sau thanh tra về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR).
Nêu tại văn bản này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu: Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Đường sắt Việt Nam khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực theo thông báo số 165/TB-VPCP năm 2018 liên quan đến việc góp vốn của VNR tại khu đất 80 Lý Thường Kiệt – 22 Phan Bội Châu (Hà Nội) đảm bảo thu hồi tài sản cho nhà nước.
“Nếu không chấp hành nghiêm sẽ chuyển cơ quan chức năng xem xét hình sự”- văn bản nêu rõ.
2 khu đất vàng hiện đang để hoang phế, xuống cấp mất mỹ quan đô thị.
Phó Thủ tướng Thường trực cũng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án cụ thể xử lý đối với kiến nghị của Tổng Công ty: Không thu hồi khoản 41,742 tỉ đồng về Quỹ hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Khoản chi phí khấu hao tài sản cố định khi hạch toán chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của 15 công ty quản lý đường sắt và Công ty Cổ phần công trình đường sắt với giá trị 43,104 tỉ đồng. Và khoản chi phí thay đổi phương án thi công đối với 7 trụ của cầu Đồng Nai do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt phát sinh tăng chi phí hơn 1,6 tỷ đồng.
Góp vốn trái quy định
Năm 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố Kết luận số 2222 về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại VNR. Theo Thanh tra Chính phủ, VNR đã làm trái các quy định của Nhà nước khi góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất tại 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu.
Kết luận của TTCP cho biết, VNR không xây dựng phương án thành lập pháp nhân mới, phương án đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải nhưng vẫn tiến hành ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH MTV Hà Thành. Đồng thời, thuê thẩm định giá, đàm phán vốn góp, làm thủ tục đăng ký kinh doanh, bàn giao tài sản nhà đất.
Hội đồng thành viên VNR đã quyết định giá trị vốn góp là 47 tỷ đồng thiếu cơ sở, trong khi VNR thuê thẩm định giá có chứng thư xác định là 67,4 tỷ đồng. Sau khi đi vào hoạt động, 6 tháng cuối năm 2013 doanh nghiệp lỗ 588 triệu đồng và 9 tháng đầu năm 2014 lỗ 2,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo xác định của TTCP, việc thực hiện thủ tục góp vốn của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam trái với Nghị quyết 94/NQ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ, trái với quy định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành đường sắt giai đoạn 2012 – 2015 (chấm dứt việc đầu tư ngoài ngành).
Về nội dung này, theo TTCP, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã xem thường lợi ích Nhà nước, của doanh nghiệp, lợi dụng thủ tục góp vốn và thực hiện việc góp vốn trái chủ trương quy định để hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản không qua đấu giá, đầu thầu.
Liên quan đến nội dung này, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp Bộ GTVT, Bộ TNMT, UBND TP Hà Nội rà soát lập phương án sử dụng đất tại 2 địa chỉ nêu trên đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật, không để thất thoát lãng phí tài sản Nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên đến nay sau 4 năm có kết luận của TTCP, 2 khu đất vàng tại 80 Lý Thường Kiệt – 22 Phan Bội Châu, vẫn chưa được thu hồi về cho Nhà nước, trong khi cá nhân, tập thể liên quan để xảy ra vi phạm cũng chưa bị xử lý trách nhiệm.
Mới đây, TTCP có báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 2222. Theo đó, TTCP kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện kiểm điểm, xử lý những tập thể, cá nhân liên quan việc góp vốn kinh doanh ngoài ngành bằng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất tại số 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính, UBND TP.Hà Nội, VNR xử lý các sai phạm có liên quan, thu hồi tài sản nhà nước và lập phương án sử dụng 2 khu đất hiệu quả, đúng pháp luật.
SCIC muốn đầu tư vào Vietnam Airlines: Tránh đầu tư giải cứu
Trước hết phải xác định rất rõ ràng mục tiêu SCIC đầu tư vào VNA là vì mục đích gì, chắc chắn không thể vì mục đích giải cứu doanh nghiệp này.
Chưa thấy hợp lý
Lãnh đạo của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đề xuất được tham gia tái cơ cấu hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (VNA) sau dịch Covid-19, với mục tiêu trở thành cổ đông của doanh nghiệp này. Quy mô đầu tư dù không được tiết lộ cụ thể nhưng lãnh đạo SCIC cũng cho biết có thể sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đề xuất trên đưa ra sau khi VNA có văn bản xin Chính phủ hỗ trợ cơ chế vay vốn lên tới 12.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, trong thời gian 3 năm. Cả hai đề xuất trên đều gây băn khoăn.
SCIC muốn đầu tư vào VNA. Ảnh: NLĐ
Với đề xuất của SCIC, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM cho rằng không hợp lý.
Vị chuyên gia phân tích, SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, hay nói cách khác cũng chính là quản lý và sử dụng tiền của nhà nước, điều này đặt ra câu hỏi: SCIC muốn đầu tư vào VNA với mục đích gì trong khi VNA là doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn đang nắm giữ tới hơn 86% vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp này?
"SCIC muốn rót thêm tiền, tăng vốn điều lệ tại VNA để thu lãi cao hơn? Nếu xét về bản chất, VNA vẫn là doanh nghiệp nhà nước với tỉ lệ vốn chủ sở hữu chiếm áp đảo, việc SCIC đầu tư thêm vào đây là không cần thiết.
VNA đã là doanh nghiệp cổ phần, việc huy động vốn hãy huy động từ nguồn xã hội hóa", PGS Nguyễn Thiện Tống nêu quan điểm.
Đặt vấn đề thứ hai, vị chuyên gia phân tích tiếp trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước thu ít hơn chi. Trong bối cảnh này, nếu lại tiếp tục chi thêm tiền để tăng vốn cho VNA là không cần thiết. Thay vào đó, SCIC nên đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng khác của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo, góp phần tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Mặt khác, vị chuyên gia cũng nói ngay sự ảnh hưởng của VNA so với các hãng hàng không khác là không quá trầm trọng. Bởi, doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nước, dù có bị ảnh hưởng nhưng khả năng phục hồi cũng rất nhanh. Do đó, việc đổ thêm vốn vào VNA cần phải cân nhắc rất thận trọng, và phải theo cơ chế thị trường.
Không đầu tư kiểu giải cứu
Từ góc nhìn khác, TS Đinh Thế Hiển lại cho rằng, việc tham gia góp vốn của SCIC sẽ giúp giải tỏa được mối lo về vốn cho VNA. Tiếp theo, là giải tỏa mối lo về nguy cơ sẽ bị các đối tác đầu tư nước ngoài thâu tóm, chi phối.
Như vậy, việc một đối tác tài chính nhà nước tham gia vào một công ty nhà nước cổ phần hóa để cùng phát triển, thu lợi là hướng đi tích cực, không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, vấn đề vị chuyên gia yêu cầu phải làm rõ chính là mục tiêu của SCIC khi đầu tư vào đây và mối quan hệ trong việc SCIC có được xem như một quỹ tài chính khi tham gia đầu tư vào VNA hay không? Trong trường hợp này, vai trò của SCIC khi tham gia vào ban lãnh đạo hội đồng quản trị của VNA sẽ như thế nào, nhất là khi phối hợp với các cơ quan chủ quản của VNA là các Bộ GTVT ra sao?
"Hiệu quả chỉ đạt được khi thế mạnh của Bộ GTVT trong điều hành giao thông và kinh nghiệm quản lý chặt chẽ trong sử dụng vốn, không gây thất thoát của SCIC được phát huy. Làm được như vậy thì VNA mới phát triển tốt hơn được", TS Đinh Thế Hiển phân tích.
VNA xin vay 12.000 tỷ lãi suất 0%: Cơ sở nào?
Về mục tiêu của việc đầu tư, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, phải xác định rất rõ việc đầu tư của SCIC là nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của đồng vốn không phải là để giải cứu cơn khát vốn của doanh nghiệp này.
Như vậy, dù VNA đang là doanh nghiệp kinh doanh có lãi song yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước vẫn là yêu cầu hàng đầu luôn được đặt ra.
"Nhớ lại ngày 11/9/2003, thời điểm hai tòa tháp của Mỹ bị máy bay lao vào đã gây ra những hoang mang, lo ngại về một tương lai sẽ bị sụp đổ của ngành hàng không thế giới.
Tuy nhiên, nhận định trên đã sai vì nhu cầu đi lại bằng hàng không vẫn là nhu cầu số 1. Dịch bệnh Covid-19 cũng vậy, cũng không phải là yếu tố có thể làm suy giảm ngành hàng không về lâu dài, vì thế, SCIC đầu tư vào VNA sẽ mang lại nhiều triển vọng.
Nhưng như đã nói, vấn đề là Bộ GTVT phải làm tốt công tác quản lý về mặt giao thông và SCIC phải quản lý tốt về mặt tài chính, bảo đảm tiền đầu tư phải có hiệu quả, chứ không phải là mang tính giải cứu.
Nếu vậy, SCIC cần phải thực hiện nghiên cứu rất kỹ càng phương án đưa vốn vào cũng như các phương án phát triển của VNA trong tương lai. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi của các phương án phát triển, SCIC cũng có thể mời thêm một đối tác nước ngoài cùng tham gia. Sự đánh giá của đối tác này về phương án kinh doanh của VNA là một cơ sở tham chiếu cho thấy phương án đầu tư của SCIC có phù hợp hay không. Nếu chưa có được phương án phát triển cụ thể đã vội vàng đưa tiền thì nguy cơ mất vốn, thất thoát là rất lớn.
Cùng với đó, cơ chế quy trách nhiệm cũng phải được thực hiện rất rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư tiền nhà nước, gây mất vốn xong không biết trách nhiệm thuộc về ai", vị chuyên gia nói.
Đẩy mạnh cho vay margin, Chứng khoán Dầu khí (PSI) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng nhẹ 2% Năm 2019, PSI ghi nhận gần 124 tỷ đồng tổng doanh thu và 6,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 21% và 19% so với năm trước. Ảnh minh họa. Theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 dự kiến diễn ra ngày 12/6 tới đây, CTCP Chứng khoán Dầu khí (mã PSI) dự kiến sẽ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM
Có thể bạn quan tâm

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025