Xử lý nợ xấu – Bài cuối: Nhanh chóng luật hóa xử lý nợ xấu

Chỉ còn thời gian ngắn nữa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ hết hiệu lực thi hành.

Mặc dù Nghị quyết đã tạo điều kiện xử lý khối lượng lớn nợ xấu nhưng trong cuộc trao đổi giữa phóng viên TTXVN với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho thấy vẫn còn những hạn chế trong quá trình thực hiện. Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi.

Xử lý nợ xấu - Bài cuối: Nhanh chóng luật hóa xử lý nợ xấu - Hình 1
Ảnh minh họa: Minh Phương/Báo Tin tức

Nhìn lại gần 5 năm qua kể từ khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) ra đời và có hiệu lực, hoạt động xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đã có những chuyển biến ra sao thưa ông? Và những vướng mắc nào vẫn còn tồn tại trong quá trình xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng?

Nghị quyết 42 đã tạo ra hành lang pháp lý xử lý nợ xấu và đạt được kết quả nhất định. Theo đó, nhiều tổ chức tín dụng và khách hàng trên cơ sở Nghị quyết 42 tự thỏa thuận xử lý nợ xấu, thanh lý tài sản bảo đảm, chuyển giao tài sản bảo đảm.

Một sàn giao dịch mua bán nợ cũng đã được Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thành lập từ tháng 10/2021 và hoạt động đến nay.

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai Nghị quyết 42 cũng thấy những tồn tại. Rõ nét nhất là sàn giao dịch mua bán nợ xấu hoạt động chưa hiệu quả do các vướng mắc luật lệ.

Chúng ta nên biết rằng, người mua nợ xấu không hướng đến khoản nợ mà là nhằm vào tài sản bảo đảm và muốn thủ tục chuyển giao từ tài sản đảm bảo phải thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên điều này hiện rất khó khăn. Chẳng hạn chỉ một thủ tục công chứng chuyển nhượng nợ cũng khó thực hiện vì những người làm công chứng chưa quen hoặc chưa biết việc mua bán nợ xấu.

Vấn đề tiếp theo là trong Nghị quyết 42 có quy định về thủ tục rút gọn xử lý nợ xấu của tòa án. Tuy nhiên thực tế, tòa án cũng khó xử lý nhanh được bởi việc điều tra các vấn đề pháp lý khoản nợ xấu cũng rất rắc rối.

Ngoài ra các vấn đề về thanh lý tài sản đảm bảo, thu giữ tài sản đảm bảo cũng chưa thực sự hiệu quả.

Nhiều ý kiến cảnh báo nợ xấu sẽ tiếp tục tăng cao do dịch COVID-19, đồng thời cũng chính dịch bệnh đã khiến bản chất của nợ xấu có sự thay đổi. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Trong thời gian dịch bệnh vừa qua tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 12/2021 đã tăng đến 7,3% trên tổng dư nợ và bao gồm cả nợ nội bảng và nợ ngoại bảng. Vấn đề cần tính đến nữa là trong thời gian dịch bệnh COVID-19, rất nhiều doanh nghiệp khó khăn, thua lỗ có thể phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới.

Video đang HOT

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng Thông tư này chỉ kéo dài đến thời điểm 30/6/2022. Trong khi đó, Nghị quyết 42 đến tháng 8/2022 cũng hết hiệu lực đồng nghĩa cơ chế thí điểm xử lý nợ xấu cũng kết thúc. Như vậy vấn đề xử lý nợ xấu năm nay rất phức tạp.

Theo ông, việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến năm 2025 có phải giải pháp hiệu quả trong bối cảnh hiện nay?

Tôi nghĩ rằng nếu kéo dài Nghị quyết 42 thêm 3 năm nữa cũng không giải quyết được vấn đề nợ xấu. Nó cũng như dịch COVID không mất đi mà chúng ta phải “sống với lũ”, bởi khi nào các ngân hàng còn cho vay thì còn nợ xấu. Nghị quyết 42 là nghị quyết mang tính thí điểm để học hỏi kinh nghiệm. Nếu có thể gia hạn cũng phải ít nhất là 5 năm. Nhưng vấn đề là gia hạn 3 hay 5 năm mà không bổ sung các thiếu sót của nghị quyết hiện tại thì không có ý nghĩa.

Theo tôi cần chuyển Nghị quyết 42 trở thành 1 luật và được bổ sung những điều khoản dựa trên những thực tế, kinh nghiệm đã trải nghiệm trong 5 năm qua để trở thành một luật với các cơ sở pháp lý để xử lý nợ xấu. Còn nếu không chuẩn bị kịp thì ít nhất là gia hạn.

Ông có đề xuất nào đối với các cơ quan quản lý nhằm tăng hiệu quả xử lý nợ xấu và tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế?

Một trong những điểm mà tôi đề nghị với các cơ quan chức năng là thủ tục đấu giá tài sản đảm bảo. Tại sao lại cứ phải đấu giá có 1 cái giá khởi điểm mà cái giá khởi điểm đó phải được sự đồng ý của tất cả các bên rồi nếu không được đồng ý của ngân hàng và khách hàng thì lại phải tổ chức một cuộc đấu giá với khởi điểm mới và cứ thế sẽ tiếp tục có các cuộc đấu giá nếu không thành công.

Vậy tại sao chúng ta không áp dụng giá khởi điểm bằng chính khoản nợ ngân hàng và cộng thêm một khoản tiền. Nếu ai đấu giá trên giá ngân hàng thì tài sản thuộc người đó và khoản tiền dư giá khởi điểm của ngân hàng có thể thanh toán chi phí đấu giá… Còn nếu không có ai đấu giá cao hơn ngân hàng thì ngân hàng là người nhận tài sản đảm bảo và được xử lý tài sản đó.

Điều thứ hai là tôi đề nghị Quốc hội nên có Luật phá sản cá nhân. Khi có Luật phá sản cá nhân, tòa án xem xét giữ lại tài sản cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân đó, còn lại tài sản khác được xử lý nợ. Tuy nhiên, hình thức này có thể sẽ bị lạm dụng và không đạt được mục đích thu hồi nợ.

Xin cảm ơn ông!

Xử lý nợ xấu - Bài 1: Đưa dòng vốn luân chuyển vào nền kinh tế

Nợ xấu vốn được coi là "cục máu đông" ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của Quốc hội đã tạo hành lang pháp lý xử lý nợ xấu hiệu quả trong 5 năm qua. Tuy nhiên, liên tiếp trong 2 năm 2020-2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới cộng đồng doanh nghiệp cộng với việc huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp thiếu kiểm soát chặt chẽ dự báo nợ xấu ngân hàng gia tăng.

Trong khi đó, ngày 15/8/2022 Nghị quyết 42 sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành. TTXVN thực hiện chùm bài viết về xử lý nợ xấu nhằm phản ánh những kết quả đã đạt được trong quá trình thí điểm xử lý nợ xấu và những giải pháp chính sách tiếp theo để đưa dòng vốn vào nền kinh tế trong thời gian tới.

Xử lý nợ xấu - Bài 1: Đưa dòng vốn luân chuyển vào nền kinh tế - Hình 1
Ảnh minh họa: CTV

Bài 1: Đưa dòng vốn luân chuyển vào nền kinh tế

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42), từ năm 2017 đến nay toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.000 tỷ đồng nợ xấu. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, đây là khối lượng vốn rất lớn đã được quay vòng và tái tạo đầu tư trở lại cho nền kinh tế; giải quyết được nhiều lãng phí xã hội. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nợ xấu đang xu hướng tăng lên.
*Nợ xấu có xu hướng tăng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty TNHH Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thì con số này là 3,9%. Tỷ lệ nợ xấu gộp, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 là 7,4% khi chưa thực hiện Nghị quyết 42.

Theo báo cáo tài chính năm 2021 mới được các ngân hàng công bố, nợ xấu có xu hướng gia tăng rõ rệt so với năm 2020 tại một số ngân hàng như Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng 60%, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tăng 49%, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) tăng 58%, Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDB) tăng 43%...
Giới chuyên gia cũng cảnh báo, trong 2-3 năm tới, riêng khoản nợ 138.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn trả nợ trong khi khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 và các xung đột chính trị đang bủa vây doanh nghiệp có khả năng gây ra các khoản nợ xấu.

Bên cạnh đó, nợ xấu cũng sẽ sớm lộ diện trên báo cáo tài chính các ngân hàng khi thời hạn cơ cấu nợ xấu chỉ kéo dài đến ngày 30/6/2022 thực hiện theo Thông tư 14/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Có nghĩa do không còn đợt giãn nợ nào khác sau thời hạn này, các ngân hàng sẽ công bố nợ xấu thực tế.

"Với tỷ lệ nợ xấu ở mức 7,31% vào cuối năm 2021 thì điều này khó đảm bảo thực hiện được mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dưới 3%, sẽ có tác động tiêu cực, trực tiếp đến chất lượng tài sản và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng", Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây ra các tổn thất nặng nề đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sinh kế và đời sống của người dân.

Theo VAMC, dịch đã có các tác động mạnh tới hoạt động xử lý nợ xấu của công ty này từ các khoản nợ mua theo giá trị thị trường, việc đôn đốc khách hàng chỉ thực hiện gián tiếp qua gọi điện và gửi email, không tiếp xúc trực tiếp nên kết quả thu hồi nợ bị hạn chế. Dịch cũng khiến tài sản đấu giá khó thu hồi tiền bán do khách hàng gặp khó khăn tài chính, bàn giao tài sản và hoàn tất thủ tục sau đấu giá bị đình trệ. Việc tổ chức đấu giá tài sản không thể thực hiện do giãn cách xã hội...

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV tỏ ra không ngạc nhiên khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng tăng mạnh kể từ năm 2020 và dự kiến sẽ còn tăng trong giai đoạn tới. Theo TS. Cấn Văn Lực, để ứng phó với diễn biến tiêu cực của nợ xấu, các tổ chức tín dụng đã chủ động phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, tỷ lệ bao phủ nợ xấu bình quân của 28 ngân hàng thương mại niêm yết và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (chiếm khoảng 80% thị phần tổng tài sản) đã tăng lên mức 150% cuối năm 2021, là mức cao nhất từ trước tới nay, song nợ xấu vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, gánh nặng đối với hệ thống tổ chức tín dụng.

Do đó, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nợ xấu vẫn là tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, khi mà tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016 - 2020. Do có độ trễ, nợ xấu nội bảng được dự báo có thể lên mức 2,3 - 2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, có thể còn ở mức cao hơn.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng xác định, năm 2022 là một năm thử thách lớn cho ngành ngân hàng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan. Đồng thời, tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn.

Đặc biệt, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 (Nghị quyết số 42) của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước là một tín hiệu tích cực cho việc tiếp tục duy trì cơ sở pháp lý đủ mạnh để thực hiện việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, hơn 70% các khoản nợ xấu được xử lý; tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 được duy trì dưới mức 3% và giảm liên tục qua các năm. Đặc biệt, Nghị quyết còn có tác động rất tích cực tới thái độ và trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ hoặc hợp tác thu giữ, phát mại tài sản đảm bảo.

Song, việc triển khai Nghị quyết 42 còn rất nhiều vướng mắc, bất cập như thu giữ tài sản bảo đảm, xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ tiền bán/phát mại tài sản bảo đảm, nguyên tắc áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu... Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu do bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác và xuất phát từ quá trình thực thi, dẫn đến một số quy định tại Nghị quyết 42 không thể áp dụng được trên thực tế.

Do đó, ông Nguyễn Quốc Hùng Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho rằng cần luật hoá Nghị quyết 42 để xử lý vấn đề nợ xấu một cách triệt để, với thời gian và tiến độ nhanh hơn. Việc các ngân hàng thực hiện xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu dựa trên quy định của luật về xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo cơ sở pháp lý có hiệu lực cao tương ứng với các luật khác để khắc phục được những hạn chế, rào cản pháp lý trong thực tiễn thực hiện Nghị quyết 42 hiện nay.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng cần rà soát toàn diện các luật khác có liên quan đến xử lý nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng như các luật về thuế, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Phá sản, Luật Thi hành án dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính... để phân tích, đánh giá những điểm chưa thống nhất, còn mâu thuẫn, đảm bảo hài hòa, kết nối với các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất báo cáo Chính phủ nghiên cứu ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Tuy nhiên, để có Luật Xử lý nợ xấu phải có thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, tác động ban hành Luật. Nếu không kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 thì sẽ có một số khoản nợ thuộc đối tượng trong Nghị quyết 42 mà không có cơ sở pháp lý để triển khai, đây sẽ là khó khăn cho những khoản nợ đó.

Bên cạnh xây dựng Luật Xử lý nợ xấu, các chuyên gia cũng cho rằng, cần sớm có giải pháp thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển và coi đây là kênh chính để xử lý nợ xấu, chứ không cần các cơ chế đặc thù.

Sàn giao dịch nợ VAMC đã được thành lập gần nửa năm nay và nguồn nợ xấu đã sẵn sàng để giao dịch nhưng các tổ chức tín dụng và VAMC vẫn chưa thể hiện thực hóa mua bán trên sàn.

Theo các chuyên gia kinh tế, để thị trường giao dịch sôi động cần có thêm nhiều người mua. Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể về mua bán nợ xấu đối với nhà đầu tư nước ngoài, do đó cần hoàn thiện chính sách để mở rộng chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu để tạo hành lang pháp lý trong việc xử lý tài sản bảo đảm.

Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm thủ tục cũng như nghiên cứu đánh giá cho phép kéo dài Nghị quyết 42 thời gian tới. Hy vọng một hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu sẽ được định hình ngay giúp hỗ trợ các tổ chức tín dụng xử lý "cục máu đông", đưa nguồn vốn kịp thời phục hồi nền kinh tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hươngLao động Việt tử vong tại Đài Loan: Nước mắt ngày 4 bình tro cốt hồi hương
20:21:59 12/05/2025
Vụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thépVụ nữ sinh Vĩnh Long gặp nạn: Tài xế yếu, liệt nửa người, CA tuyên bố đanh thép
17:57:34 12/05/2025
Trung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại NgaTrung tá Việt Nam kể chuyện sau màn dancesport gây sốt với quân nhân Trung Quốc tại Nga
08:28:33 12/05/2025
Vụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạmVụ chặn quốc lộ cho đoàn xe doanh nhân qua đường: Phát hiện thêm vi phạm
08:54:06 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
21:49:58 12/05/2025
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công anPhường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an
15:29:40 12/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
16:34:54 13/05/2025
Bé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàngBé gái 4 tuổi đứng một mình trên cầu tiết lộ câu chuyện bàng hoàng
10:20:48 12/05/2025

Tin đang nóng

Ngọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờNgọc Sơn đăng ảnh cuối đời, tiễn biệt CEO Hồ Nhân, hé lộ mối quan hệ khó ngờ
16:59:08 13/05/2025
Diddy để trai bao dùng baby oil, nhập cuộc với bạn gái, hành động sau đó sốc hơnDiddy để trai bao dùng baby oil, nhập cuộc với bạn gái, hành động sau đó sốc hơn
21:02:20 13/05/2025
Tạm đình chỉ cán bộ phường Dương Nộ tác động cô gái, công an vào cuộc điều traTạm đình chỉ cán bộ phường Dương Nộ tác động cô gái, công an vào cuộc điều tra
22:11:54 13/05/2025
Cuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thởCuộc gọi cuối cùng của Từ Hy Viên trước khi rút ống thở
18:38:41 13/05/2025
Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?Nghi vấn Quách Ngọc Ngoan và Phượng Chanel yêu lại từ đầu, tất cả vì con?
17:34:01 13/05/2025
Bà Phương Hằng phốt Ngọc Trinh chuyện ăn ở, bạn tù ai cũng ghétBà Phương Hằng phốt Ngọc Trinh chuyện ăn ở, bạn tù ai cũng ghét
21:59:44 13/05/2025
Mẹ vợ Đoàn Văn Hậu lại gây sốt, hồi xuân, bố vợ "bơ", lại mất tích bí ẩn?Mẹ vợ Đoàn Văn Hậu lại gây sốt, hồi xuân, bố vợ "bơ", lại mất tích bí ẩn?
19:17:06 13/05/2025
Thực hư câu chuyện vợ và "bồ" cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứuThực hư câu chuyện vợ và "bồ" cùng đến bệnh viện khi nhận được tin chồng cấp cứu
20:55:00 13/05/2025

Tin mới nhất

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp

23:56:15 13/05/2025
Ông Nguyễn Bình An, Trưởng Công an xã Tam Hiệp, Thanh Trì, được xác định là người điều khiển ô tô gây tai nạn liên hoàn tối 9/5. 4 ngày sau, ông An bị tạm đình chỉ công tác.
Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

Phát hiện 1 tấn thịt lợn 'xuất huyết ngoài da' chuẩn bị lên lò quay

22:51:25 13/05/2025
Công an tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện nhà hàng đưa 22 con lợn, tổng khối lượng hơn 1 tấn, đã mổ moi bỏ nội tạng, biểu hiện xuất huyết ngoài da đang được sơ chế để chuẩn bị quay nướng.
Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

Xe cứu thương lật bên đường sau cú va chạm với ô tô con

22:49:18 13/05/2025
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết cơ quan điều tra sẽ xác minh, điều tra vụ việc và xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

Huy động cả máy xúc mở đường chữa đám cháy lớn ở quận Nam Từ Liêm

22:45:22 13/05/2025
Theo ghi nhận củaPV VietNamNetđến 20h30 ngày 13/5, lực lượng chức năng đã cơ bản khống chế đám cháy lớn trên đường Phúc Diễn (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm).
Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người

22:13:10 13/05/2025
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an Hà Nội, đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin công an phường bị tố đánh người.
TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

TP.HCM: Một người tử vong nghi bị điện giật khi bơm nước mưa

20:08:12 13/05/2025
Cơn mưa chiều 12.5 khiến một số khu vực ở huyện Hóc Môn TP.HCM ngập. Một người dân đã dùng máy bơm nước ngập trong vườn nhà ra ngoài thì bị tử vong, nghi điện giật.
Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

Cảnh tượng khác thường trên cầu Cần Thơ

20:01:32 13/05/2025
Hệ thống đèn chiếu sáng trên cầu Cần Thơ nhiều tháng qua chỗ có, chỗ không, một số nơi tối om như mực , tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

2 xe vút nhanh qua ngã tư TP Thái Bình, người phụ nữ tử vong

19:40:28 13/05/2025
Vào thời điểm trên, xe ô tô khách do ông C.N.L. (49 tuổi, trú huyện Kiến Xương, Thái Bình) điều khiển trên đường Lê Lợi theo hướng từ đường Lý Thường Kiệt đi đường Lý Bôn.
Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

Cán bộ xã hành hung cô gái 23 tuổi có bị xử lý?

19:37:36 13/05/2025
Là cán bộ xã, người đàn ông đánh cô gái 23 tuổi ở Bắc Giang ngoài việc bị xử phạt hành chính/xử lý hình sự còn có thể bị xử lý kỷ luật theo Luật Cán bộ, công chức 2008.
Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

Lý do bất ngờ người phụ nữ tạt đầu ô tô, đập bể kính xe trên phố

19:29:58 13/05/2025
Do mâu thuẫn tình cảm, người phụ nữ đi xe máy đuổi theo tạt đầu ô tô, đập bể kính xe do người đàn ông đang cầm lái chạy trên đường ở TP Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

Xe khách chở hàng chục người lật ngửa bên quốc lộ lúc rạng sáng

19:25:39 13/05/2025
Đang lưu thông trên quốc lộ 55 đoạn qua tỉnh Bình Thuận, xe khách giường nằm mang biển số tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ mất lái, lao xuống mép đường rồi lật ngửa.
Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

Bí thư Cao Bằng: Đi siêu thị mua hàng cũng phải đọc số điện thoại

14:34:38 13/05/2025
Nói về thông tin cá nhân bị lộ lọt, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường dẫn chứng việc đi mua hàng bị yêu cầu đọc số điện thoại, mới mua vé máy bay đã có tài xế gọi điện mời đi taxi.

Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà

Trắc nghiệm

00:35:39 14/05/2025
Từ tháng 5 đến tháng 8/2025, nhiều con giáp bước vào giai đoạn tài chính ổn định, phù hợp để tiến gần hơn đến giấc mơ an cư.
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin

Thế giới

23:52:37 13/05/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu chủ đề sẽ được mang ra thảo luận nếu ông gặp trực tiếp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần này.
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?

NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?

Sao việt

23:48:50 13/05/2025
Ngày 13/5, ca sĩ Dương Triệu Vũ - em trai ruột của Hoài Linh đã chia sẻ đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc xúc động trong buổi tiệc sinh nhật ấm cúng của Hoài Linh bên gia đình.
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người

Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người

Pháp luật

23:45:27 13/05/2025
Theo cảnh sát, sau khi gây tai nạn, Đạt rời khỏi hiện trường, đến khoảng 10h ngày 30/4 mới tới cơ quan công an để trình diện.
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa

1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa

Hậu trường phim

23:40:52 13/05/2025
Chiều ngày 13/5, buổi showcase đầu tiên giới thiệu bộ phim Dưới Đáy Hồ đã diễn ra tại TP.HCM, thu hút đông đảo truyền thông và người hâm mộ.
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim

2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim

Sao châu á

23:27:55 13/05/2025
2 mỹ nhân Hàn Quốc này có xuất thân không phải dạng vừa , cả sự nghiệp và đời tư đều khiến công chúng ngưỡng mộ.
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh

Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh

Nhạc việt

23:01:13 13/05/2025
Việc trở lại showbiz nhưng bị cho là thiếu sự chân thành trong việc hối lỗi, khiến hành trình lấy lại hình ảnh của cô gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi

Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi

Phim châu á

22:34:31 13/05/2025
Omniscient Reader s Viewpoint - bộ phim điện ảnh có sự tham gia của Lee Min Ho và Jisoo (BlackPink) đang thu hút nhiều sự chú ý.
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?

Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?

Lạ vui

22:31:07 13/05/2025
Vũ trụ đang bị phân hủy nhanh hơn vẫn tưởng, dựa trên tính toán mới nhất của bộ ba nhà khoa học Hà Lan, theo báo cáo đăng trên chuyên san Journal of Cosmology and Astroparticle Physics.
Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard

Nghi vấn Elon Musk là cha 2 con sinh đôi của Amber Heard

Sao âu mỹ

22:29:11 13/05/2025
Dư luận đang đặt câu hỏi liệu ai là cha cặp song sinh của Amber Heard (39 tuổi). Nữ diễn viên tiết lộ cô đã chào đón con gái tên là Agnes và con trai Ocean.
Trước ngày cưới, mẹ vợ tương lai thách cưới 200 triệu, bố tôi nói một câu, nhà gái không dám đòi đồng nào nữa

Trước ngày cưới, mẹ vợ tương lai thách cưới 200 triệu, bố tôi nói một câu, nhà gái không dám đòi đồng nào nữa

Góc tâm tình

21:52:03 13/05/2025
Có lẽ mẹ bạn gái tôi đánh giá quá cao về con gái nên mới dám đòi số tiền thách cưới lớn như thế. Tôi và Hương yêu nhau đến nay được hơn 1 năm, tình cảm của chúng tôi rất tốt.