Xuất bản sách phục vụ việc dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài
Bộ sách ‘Chào Tiếng Việt’ của TS Nguyễn Thụy Anh đã có cách tiếp cận từ khía cạnh tâm lý của người dạy và người học tiếng Việt ở những không gian địa lý, văn hóa khác nhau.
Buổi giới thiệu về bộ sách đã diễn ra trong khuôn khổ Tọa đàm “Phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài” chiều 20/8 tại trụ sở Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đơn vị tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách.
Tại buổi tọa đàm, GS.TS Nguyễn Như Ý, người cố vấn bộ sách đã nói về việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài từ trước đến nay. Ông cho rằng việc này diễn ra chưa có hệ thống.
Theo ông, cần đặt ra tính mục đích học tiếng Việt để làm gì. Không chỉ là để nói chuyện giao tiếp với ông bà, cha mẹ, với quê hương, giữ gìn nền văn hóa truyền thống Việt Nam mà cần coi việc này như một chiến lược của bản thân người học. Tiếp đó là câu hỏi, ai sẽ dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài.
GS.TS Nguyễn Như Ý phát biểu tham luận tại tọa đàm.
Từ trước đến nay thường là bố mẹ dạy cho con theo nhu cầu của gia đình, cần phải xem đây như một chủ trương. Ở phía trong nước thì đã rõ với các chương trình của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhưng còn tại các nước thì các Đại sứ quán Việt Nam cần vào cuộc mạnh mẽ với các chương trình cụ thể, rõ rệt. Nói về tài liệu dùng cho việc dạy và học tiếng Việt tại nước ngoài, GS.TS Nguyễn Như Ý cũng cho rằng từ trước đến nay chưa có một tài liệu chính thức nào cho việc này.
Tuy vậy, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết trong những năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từng xuất bản, phát hành một số bộ sách dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài như: Tiếng Việt vui, Quê Việt và lần này lại đang bắt tay vào in và giới thiệu bộ sách 6 tập Chào Tiếng Việt. Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục, trong phần phát biểu cho rằng đây sẽ là nguồn học liệu quý đối với việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, một tín hiệu vui cho những vấn đề GS.TS Nguyễn Như Ý đặt ra chính là sự kiện tọa đàm “Phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài” với sự tham gia của đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ của khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài năm 2022 do Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp tổ chức.
Theo Ban tổ chức, với sự trợ giúp của Bộ Ngoại giao, đã có 80 giáo viên dạy tiếng Việt từ 9 quốc gia, vùng lãnh thổ về nước tham gia khóa tập huấn này. Điều đó cho thấy đã có những động thái tích cực cùng các hoạt động thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài từ phía các bộ ngành liên quan.
Video đang HOT
Hai cuốn đầu của bộ sách Chào Tiếng Việt được trưng bày và giới thiệu.
Một sự kiện đáng kể khác, đó là ngày 3/8, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 930/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023-2030″. Đề án đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đáng chú ý là hàng năm sẽ tổ chức Ngày Tôn vinh tiếng Việt vào ngày 8/9 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tiếng Việt; tôn vinh vẻ đẹp, giá trị của tiếng Việt trong cộng đồng; tổng hợp, đánh giá về tình hình, nhu cầu sử dụng tiếng Việt để từ đó có những hoạt động khuyến khích kiều bào tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam…
Bộ sách Chào Tiếng Việt của TS Nguyễn Thụy Anh đã có cách tiếp cận từ khía cạnh tâm lý của người dạy và người học tiếng Việt ở những không gian địa lý, văn hóa khác nhau. Với lợi thế là một tiến sĩ giáo dục nhưng đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ, một dịch giả nên Nguyễn Thụy Anh đã “tích hợp” những vai trò này khi thực hiện bộ sách, giúp các em có thể làm quen với tiếng Việt một cách vui vẻ, thoải mái và tự nguyện nhất.
Bộ ba nhân vật dẫn chuyện Dế, Bé và Miu Nguyễn sẽ giúp người đọc, người học làm quen từng bước với tiếng Việt một cách nhẹ nhàng qua những câu chuyện tình huống rất gần với văn học ở những cấp độ khác nhau, nâng cao dần theo từng tập sách.
Theo quan điểm của những người làm công tác giáo dục, có thể nói, trong quá trình học tiếng Việt, giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khó khăn nhất đối với người học ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở những cấp độ đầu tiên, nếu người dạy quá chú trọng việc nhận mặt chữ, luyện âm, vần, ghép từ, tô chữ… mà không quan tâm tổ chức hoạt động sư phạm sẽ tạo tâm lý buồn chán cho người học ở lứa tuổi này.
Coi đây là điểm mấu chốt nên tọa đàm “Phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài” cũng hướng tới việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thú vị giữa giáo viên dạy tiếng Việt ở trong và ngoài nước cùng tác giả biên soạn sách dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài.
TS Nguyễn Thụy Anh, tác giả của bộ sách Chào Tiếng Việt giới thiệu về công trình của mình.
Trong Lời nói đầu của hai tập sách, TS Nguyễn Thụy Anh chia sẻ chị coi bộ sách như một món quà trân trọng gửi tặng các bậc phụ huynh quan tâm đến việc dạy tiếng Việt cho con em mình, là sự chia sẻ và đồng hành cùng các thầy cô giáo tâm huyết với nhiệm vụ giữ gìn tiếng nước mình ở nơi xa xứ. Thông qua bộ sách, chị cũng kỳ vọng có thể chia sẻ được những điểm thú vị trong văn hóa Việt, con người và phong cảnh đất nước trong mối tương quan với văn hóa nước bản địa và văn hóa thế giới.
PGS.TS Natalia Kraevskaia, đang làm việc tại Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Nhân văn Nga tại Moscow đã có thư tham luận gửi đến tọa đàm. Bà cho rằng, bộ sách Chào Tiếng Việt đã kết hợp được các thành tựu của phương pháp hiện đại trong việc giảng dạy tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ và giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ với các phương pháp sư phạm mới.
“Đáng lưu ý là các chủ đề, tình huống được lựa chọn cho các bài học đầu tiên đều rất quen thuộc với người học, nội dung chủ yếu liên quan đến môi trường sống, các hoạt động sống thường nhật của trẻ. Từng bước một, khi ở người học đã hình thành được vốn từ cần thiết, ngữ liệu liên quan đến đất nước học mới bắt đầu được đưa vào. Một điều thú vị là tác giả không những so sánh thực tế cuộc sống Việt Nam và phương Tây mà còn chỉ ra một số điểm khác biệt ở khía cạnh đất nước học và từ vựng giữa hai miền Nam Bắc…”, tham luận của PGS.TS Natalia Kraevskaia viết.
Một điểm nữa mà bà ghi nhận, đó là bộ sách đã đưa ra nhiều bài tập ngữ âm được thiết kế đa dạng về nguyên tắc tiếp cận: phân biệt âm giống và khác nhau, các bài tập luyện thanh điệu trong tiếng Việt bằng thơ và âm nhạc.
Được biết, trong tương lai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp triển khai chuỗi hoạt động về việc dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài như tập huấn, chia sẻ về phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; xây dựng các thư viện, giới thiệu sách, truyền bá văn hóa Việt Nam tại các nước…
Nếu bây giờ Lịch sử thành môn bắt buộc thì các trường gặp khó trong chọn SGK
Khi môn Lịch sử là môn bắt buộc thì số lượng các môn bắt buộc, lựa chọn sẽ thay đổi kéo theo sự thay đổi về thời lượng và cấu trúc chương trình.
Vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc trung học phổ thông. Dư luận băn khoăn, thay đổi môn Lịch sử từ môn "lựa chọn" thành môn "bắt buộc" khi chỉ còn 3 tháng nữa là bắt đầu năm học mới có gây khó khăn cho các trường phổ thông?
Chia sẻ vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Việt Hùng, Quyền Trưởng phòng Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên (Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La) cho rằng, việc đưa môn Lịch sử thành môn học bắt buộc là phù hợp.
Tuy nhiên, nếu thay đổi vào thời điểm cận kề năm học mới có thể sẽ phát sinh một số khó khăn cần các cấp, các ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có giải pháp khẩn trương.
Về phía ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La luôn sẵn sàng ứng phó với những khó khăn phát sinh và tin tưởng sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của ngành trong năm học tới. Trong đó có việc thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10.
Ảnh minh họa: Linh Hương
"Thứ nhất, khi môn Lịch sử là môn bắt buộc thì số lượng các môn bắt buộc, lựa chọn sẽ thay đổi kéo theo sự thay đổi về thời lượng và cấu trúc chương trình. Từ đó, phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác đăng ký sử dụng sách giáo khoa và học liệu vì năm học mới đang cận kề.
Thứ hai, theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, thời lượng môn Lịch sử là 140 tiết/3 năm học, còn theo chương trình giáo dục phổ thông mới là 210 tiết/3 năm học (có thể tăng thành 315 tiết/3 năm học đối với đối tượng học sinh lựa chọn cụm chuyên đề môn Lịch sử). Chính vì vậy, khi môn Lịch sử thành môn bắt buộc, số tiết chắc chắn thay đổi và sẽ ảnh hưởng một phần tới đội ngũ giảng dạy môn học này", Tiến sĩ Vũ Việt Hùng phân tích.
Theo Tiến sĩ Vũ Việt Hùng, xu hướng năng lực của học sinh trong tỉnh Sơn La căn bản phù hợp với nhóm môn Khoa học xã hội, trong đó có môn Lịch sử. Vì vậy, hầu hết các trường trung học phổ thông trong tỉnh đều xây dựng nhiều tổ hợp có môn này.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 43 trường trung học phổ thông với gần 100 giáo viên dạy môn Lịch sử. Trong đó, có 15 trường liên cấp Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - nơi có nhiều giáo viên dạy môn học này ở cấp 2 có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cấp 3.
Như vậy với số lượng giáo viên giảng dạy hiện có, nếu môn học trở thành môn bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10 thì căn bản tỉnh Sơn La không gặp nhiều khó khăn trong công tác đội ngũ.
Về lâu dài, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La sẽ tiến hành rà soát đội ngũ, tham mưu điều tiết biên chế giữa các môn để bổ sung chỉ tiêu cho môn Lịch sử.
Quyền Trưởng phòng Giáo dục trung học - Giáo dục thường xuyên tỉnh Sơn La cũng nhấn mạnh, việc tìm giải pháp khắc phục khó khăn công tác đội ngũ giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới được tỉnh đặc biệt quan tâm ngay từ khi có kế hoạch triển khai chương trình.
"Đối với cấp trung học phổ thông, các trường ở tỉnh Sơn La thiếu một số giáo viên biên chế môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, môn Nghệ thuật. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo sớm tính toán, đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng này như tăng cường, biệt phái, phân công giáo viên dạy liên trường.
Bên cạnh đó, Sở tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ, theo đó các đơn vị có thể dùng kinh phí được cấp theo biên chế để hợp đồng, mời thỉnh giảng đối với chỉ tiêu, biên chế còn thiếu theo quy định. Hơn nữa, có thể xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo lại, đào tạo văn bằng 2 để khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ.
Ngoài ra, đối với hoạt động giáo dục có thời lượng lớn như hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục địa phương,... thì có thể phân công giáo viên được đào tạo chuyên môn khác nhau để đảm nhận theo quy định. Các nội dung này đã được bộ, ngành tổ chức tập huấn chuẩn bị triển khai từ nhiều năm nay nên hoàn toàn chủ động trong việc thực hiện chương trình mới.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề vị trí môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông, Phó Giáo sư Phan Xuân Biên, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, môn Lịch sử cần phải là môn bắt buộc ở cấp trung học phổ thông.
"Việc thay đổi chương trình chắc chắn có khó khăn nhưng cần phải làm. Đổi mới chương trình lấy học sinh làm trung tâm nhưng học sinh không chỉ có 3 năm học trung học mà học sinh còn là chủ nhân tương lai của đất nước. Khi thay đổi cần suy xét đến mặt lợi hay hại, đừng chỉ tính trước mắt mà còn phải nghĩ về lâu dài.
Phải chấp nhận khó khăn thời gian đầu khi điều chỉnh nhưng phải chỉnh cho đúng", Phó Giáo sư Phan Xuân Biên nói.
Giá sách giáo khoa mới cao gấp 2-3 lần do đâu? Bắt đầu từ năm học 2022-2023, học sinh lớp 3, lớp 7 và lớp 10 cả nước sẽ học sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, ban hành năm 2018. Theo công bố của các nhà xuất bản, giá SGK mới ở các lớp này đều cao hơn khoảng 2-3 lần so với SGK hiện hành theo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Lạc lối' trong thế giới mùa hạ với những chiếc váy bí
Thời trang
18:26:12 05/05/2025
Bắt giữ khẩn cấp người đàn ông tát cảnh sát giao thông ở Thái Bình
Pháp luật
18:25:19 05/05/2025
Mourinho thua Solskjaer, chỉ trích Giải Thổ Nhĩ Kỳ thiếu công bằng
Sao thể thao
18:24:44 05/05/2025
Siêu thảm đỏ Baeksang 2025: Song Hye Kyo xuống tóc lên đồ "chặt chém" lấn át cả IU - Suzy, Hyun Bin - Byeon Woo Seok hóa hoàng tử dẫn đầu dàn nam thần
Sao châu á
18:03:43 05/05/2025
Hòa Minzy nói gì khi Võ Hạ Trâm hát ở đại lễ diễu binh 30/4?
Sao việt
17:58:47 05/05/2025
Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm
Netizen
17:42:40 05/05/2025
Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ
Tin nổi bật
17:13:40 05/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều chuẩn mùa hè, đơn giản mà ngon
Ẩm thực
17:06:10 05/05/2025
Con gái NSƯT Võ Hoài Nam gây ấn tượng ở tập 1 Điểm hẹn tài năng
Tv show
17:02:45 05/05/2025
Đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất của Beaksang 2025 - Cuộc đụng độ của các vị thần diễn xuất
Hậu trường phim
16:51:24 05/05/2025