Xung đột Ấn Độ-Pakistan: Quân đội nước nào “khủng” hơn?
Ấn Độ và Pakistan mặc dù có sức mạnh quân sự khác biệt nhưng đều là hai cường quốc hạt nhân.
Binh sĩ Ấn Độ
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã leo thang sau vụ đánh bom tự sát giữa tháng 2 ở khu vực tranh chấp Kashmir khiến 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng. Nhóm phiến quân Jaish-e-Mohammad (JeM) ở Pakistan tuyên bố chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công này.
Sau đó, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ tiến hành cuộc không kích trả đũa để phá hủy những gì New Delhi mô tả là “trại khủng bố” do JeM điều hành.
Tuy nhiên, Pakistan chỉ trích cuộc không kích, cáo buộc Ấn Độ thực hiện một hành động “khủng bố môi trường” bằng cách phá hủy một rừng thông thay vì trại huấn luyện thánh chiến.
Căng thẳng lên đến đỉnh điểm sau cuộc chạm trán trên không giữa hai nước. Ấn Độ nói rằng họ đã bắn hạ một máy bay phản lực Pakistan trong khi Islamabad phủ nhận thông tin này.
Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng, nhiều chuyên gia lo ngại chiến tranh có thể nổ ra giữa hai quốc gia láng giềng.
Ấn Độ và Pakistan có sức mạnh quân sự khác biệt nhưng đều là hai cường quốc hạt nhân. Một cuộc chiến giữa hai nước chắc chắn sẽ để lại thảm họa thảm khốc.
Ngân sách dành cho quân đội
Năm 2018, Ấn Độ đã chi bốn nghìn tỷ rupee (58 tỷ USD), tương đương 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), để hỗ trợ 1,4 triệu binh sĩ đang hoạt động, theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).
Năm ngoái, Pakistan chi 1,26 nghìn tỷ rupee Pakistan (11 tỷ USD), khoảng 3,6% GDP, cho 653.800 quân. Quốc gia này cũng nhận được 100 triệu USD chi phí hỗ trợ quân sự từ nước ngoài vào năm 2018.
Video đang HOT
Xét về số tiền tính theo USD, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ cao gấp 5 lần ngân sách của Pakistan. Nhưng nếu xét theo GDP, rõ ràng Pakistan chi nhiều phần trăm GDP của mình cho quốc phòng hơn Ấn Độ.
Tên lửa và vũ khí hạt nhân
Cả Ấn Độ và Pakistan đều có tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Ấn Độ có 9 loại tên lửa đang hoạt động, bao gồm tên lửa Agni-3 với tầm bắn từ 3.000 km đến 5.000 km, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) có trụ sở tại Washington, nước Mỹ.
Chương trình tên lửa của Pakistan được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc. Chương trình này bao gồm các vũ khí tầm ngắn và tầm trung di động có thể tiếp cận bất kỳ khu vực nào của Ấn Độ, CSIS cho biết. Các tên lửa Shaheen 2 có tầm bắn dài nhất, lên đến 2.000 km.
Chương trình tên lửa của Pakistan được xây dựng với sự hỗ trợ của Trung Quốc
Pakistan có từ 140 đến 150 đầu đạn hạt nhân trong khi Ấn Độ có từ 130 đến 140 đầu đạn, theo SIPRI.
Sức mạnh hạt nhân của hai quốc gia làm dấy lên lo ngại rằng một cuộc chiến hạt nhân có thể lấy đi sinh mạng của 2 tỷ người trên toàn thế giới, theo National Interest.
Quân đội hùng mạnh
Quân đội Ấn Độ gồm 1,2 triệu người, được hỗ trợ bởi hơn 3.565 xe tăng chiến đấu, 3.100 xe chiến đấu bộ binh, 336 xe chở binh sĩ bọc thép và 9.719 khẩu pháo, theo IISS.
Quân đội Pakistan nhỏ hơn với 560.000 binh sĩ được hỗ trợ bởi 2.496 xe tăng, 1.605 xe chở binh sĩ bọc thép và 4.472 khẩu pháo, trong đó có 375 pháo tự hành.
Như vậy, số binh sĩ của Ấn Độ nhiều gấp đôi Pakistan. Trong trường hợp khẩn cấp, Ấn Độ có lực lượng dự bị và tổng động viên đông đảo gấp nhiều lần Pakistan. Ấn Độ cũng sở hữu nhiều xe tăng và pháo hơn. Tuy nhiên, Pakistan vượt Ấn Độ về số lượng xe chở binh sĩ bọc thép (gấp gần 5 lần).
Cuộc chiến trên không
Với 127.200 người và 814 máy bay chiến đấu, không quân Ấn Độ “khủng” hơn nhiều so với Pakistan. Tuy nhiên, hiện có nhiều lo ngại về đội máy bay chiến đấu của Ấn Độ.
Các kế hoạch phòng thủ của Ấn Độ cần 42 phi đội máy bay phản lực, nghĩa là khoảng 750 máy bay, để phòng thủ trước một cuộc tấn công hai hướng từ Trung Quốc và Pakistan. Với các máy bay phản lực cũ của Nga như MiG-21 (lần đầu tiên được sử dụng vào những năm 1960), Ấn Độ có thể chỉ còn 22 phi đội đi vào hoạt động vào năm 2032, các chuyên gia cho biết.
Pakistan sở hữu cả máy bay phản lực F-16 Fighting Falcon của Mỹ
Pakistan có 425 máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay phản lực F-7PG có nguồn gốc từ Trung Quốc và máy bay phản lực F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Nước này cũng có 4 hệ thống quản lý và cảnh báo sớm máy bay trên không, nhiều hơn Ấn Độ 3 hệ thống, IISS cho biết.
Cuộc chiến trên biển
Hải quân Ấn Độ có một tàu sân bay, 16 tàu ngầm, 14 tàu khu trục, 13 tàu frigate (khu trục nhỏ), 106 tàu tuần tra và tàu chiến ven biển, 75 máy bay có khả năng chiến đấu. Hải quân nước này cũng có 67.700 nhân viên, bao gồm thủy quân lục chiến và lực lượng hàng không hải quân.
Pakistan, nơi có đường bờ biển nhỏ hơn nhiều, có 9 tàu frigate, 8 tàu ngầm, 17 tàu tuần tra và tàu ven biển, 8 máy bay có khả năng chiến đấu.
Mặc dù số liệu cho thấy hải quân Pakistan thua xa Ấn Độ, cuộc chiến trên biển ít có khả năng xảy ra vì giao tranh chủ yếu sẽ ở trên đất liền – tại khu vực tranh chấp Kashmir.
Theo Danviet
Xung đột Ấn Độ-Pakistan và nước cờ của Trung Quốc
Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới.
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Kashmir.
Lần bùng phát căng thẳng và đụng độ quân sự mới này giữa Ấn Độ và Pakistan bước sang tuần thứ 4. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã chủ động có động thái muốn hoà giải với Ấn Độ nhưng không thu về được kết quả gì. Trong những ngày vừa qua, đụng độ quân sự giữa hai bên ở vùng Kashmir tiếp tục gia tăng. Chính phủ hai nước không còn cho thấy biểu hiện nỗ lực làm cho căng thẳng và xung khắc giảm bớt.
Nguyên do là hai bên hiện chưa biết phải làm như thế nào để giảm căng thẳng và xung khắc mà vẫn giữ được thể diện, vẫn không bị coi là yếu thế và thất thế so với phía bên kia và vẫn trang trải được nhu cầu về đối nội. Nguyên nhân cũng còn là mối bất hoà dai dẳng lâu nay giữa hai nước láng giềng của nhau này ở khu vực Nam Á đang bị thời điểm nhạy cảm hoá cả về đối nội lẫn đối ngoại.
Cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở vùng Kashmir này là một trong những vướng mắc dai dẳng nhất và cũng khó giải quyết nhất giữa Ấn Độ và Pakistan cũng như giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Vì Kashmir, Ấn Độ và Pakistan đã hai lần tiến hành chiến tranh với nhau - nhưng đều ở thời hai nước này chưa sở hữu vũ khí hạt nhân. Từ sau cuộc chiến tranh cuối cùng giữa hai bên năm 1971 đến nay, ở vùng Kashmir mà hai bên tranh chấp chủ quyền vẫn xảy ra nổ súng, pháo kích và không kích từ bên này vượt qua Đường kiểm soát sang bên kia, nhưng chưa khi nào dữ dội và dai dẳng như hiện tại.
Bên cạnh chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ còn có chuyện khủng bố phủ bóng đen xuống mối quan hệ song phương này. Ấn Độ đã từ lâu nay cáo buộc phía Pakistan không ngăn cản một số tổ chức và lực lượng Hồi giáo cực đoan trú ngụ ở vùng Kashmir do Pakistan quản lý tiến hành những hoạt động khủng bố nhằm vào Ấn Độ - như vụ đánh bom cảm tử ngày 14.2 vừa rồi. Ấn Độ cho rằng phía Pakistan sử dụng những tổ chức và lực lượng kia làm con bài chống Ấn Độ, cụ thể là khuấy động mất an ninh và ổn định cũng như xung khắc bạo lực và thù địch giữa người theo đạo Hồi và người theo các tôn giáo khác ở vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý.
Đương nhiên là phía Pakistan bác bỏ những cáo buộc ấy. Cho nên mỗi lần phía Ấn Độ trả đũa hành động khủng bố bằng các cuộc tấn công quân sự nhằm vào sào huyệt của những kẻ khủng bố ở phía Pakistan thì Pakistan cũng đều đáp trả bằng quân sự. Giao tranh quân sự kiểu như thế luôn không tránh khỏi bởi chính phủ hai bên không thể hành động khác vì lý do đối nội, vì phải thể hiện kiên quyết đảm bảo an ninh và vì muốn răn đe lẫn nhau. Lần hiện tại này là một lần như thế.
Căng thẳng chưa thể giảm và bất hoà chưa thể được giải quyết vì thời điểm chưa thích hợp. Ở Ấn Độ sắp có cuộc tổng tuyển cử mà thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đảng BJP cầm quyền muốn tái đắc cử. Vì thế, họ phải chứng tỏ không chỉ quyết tâm mà còn thành công với chuyện chống khủng bố, đảm bảo an ninh quốc gia, không nhượng bộ trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và cứng rắn với Pakistan.
Ở Pakistan, ông Khan được giới quân sự hậu thuẫn để lên cầm quyền nên không thể làm giới quân sự nước này bị tổn hại thể diện và mất uy lực. Hơn nữa, nhượng bộ Ấn Độ đồng nghĩa với việc Pakistan công nhận những cáo buộc của Ấn Độ về dung túng và công cụ hoá khủng bố. Như thế sẽ vô cùng tai hại cho Pakistan về đối ngoại, đặc biệt trong quan hệ của Pakistan với Mỹ và Trung Quốc.
Ấn Độ làm găng với Pakistan còn nhằm phân hoá Mỹ với Pakistan và làm khó Trung Quốc thực thi kế hoạch Một vành đai, một con đường xuyên qua khu vực Nam Á mà Pakistan đóng vai trò rất quan trọng và quyết định. Mỹ ủng hộ Ấn Độ chống khủng bố và thúc ép Pakistan chống khủng bố. Nhưng vì Mỹ vẫn cần Pakistan làm đối tác và đồng minh cho chiến lược của Mỹ ở Afghanistan và cũng muốn phân hoá Pakistan với Trung Quốc nên xung khắc giữa Ấn Độ và Pakistan trong thực chất không có lợi cho Mỹ.
Trung Quốc tranh thủ và lôi kéo Pakistan để ganh đua ảnh hưởng và vai trò với Ấn Độ ở khu vực Nam Á, nhưng tình hình ở nơi đây bất an và bất ổn, chiến tranh và bạo lực hỗn loạn lại rất bất lợi cho Trung Quốc thực hiện chiến lược của mình. Cho nên Trung Quốc rất lo ngại về tình hình hiện tại và cũng sẽ tìm cách hối thúc Ấn Độ và Pakistan đi vào hoà giải với nhau. Kịch bản xảy ra xung đột hạt nhân giữa hai nước này là cơn ác mộng đối với họ và cả thế giới.
Hai nước này sẽ còn tiếp tục đối địch quân sự và găng nhau về chính trị nữa, nhưng sẽ không xô đẩy nhau vào cuộc chiến tranh mới. Họ ý thức được rằng có chiến tranh với nhau thì cũng không giải quyết được chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và khủng bố, không giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại, lại còn không thể loại trừ hoàn toàn trên lý thuyết khả năng xô đẩy nhau đến xung đột hạt nhân khi không còn kiểm soát nổi tình hình.
Trung Quốc, Nhật Bản kêu gọi Ấn Độ và Pakistan đối thoại Ngày 8/3, Trung Quốc đã bày tỏ hy vọng Pakistan và Ấn Độ sẽ thúc đẩy đối thoại thay vì đối đầu, giải quyết những bất đồng trên tinh thần thiện chí và cùng hợp tác xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn giữa hai nước láng giềng Nam Á này. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: THX/TTXVN Trả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'

Tàu chiến Philippines phóng thành công tên lửa đối không Mistral 3

Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng

Iran công bố nguyên nhân vụ cháy nổ thảm khốc ở cảng

Pakistan cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Ấn Độ

Chi tiêu quốc phòng Mỹ có thể đạt kỷ lục hơn 1.000 tỉ USD

Xe lao vào trại hè học sinh tại Mỹ, 4 người thiệt mạng

Tàu sân bay Mỹ cua gấp né hỏa lực Houthi làm tiêm kích F/A-18 rơi xuống biển

Mất điện tại châu Âu: ban bố tình trạng khẩn cấp, không loại trừ nguyên nhân nào

Ông Trump ký sắc lệnh kiểm soát người nhập cư tại các 'thành phố trú ẩn'

Ai đang dẫn đầu cuộc đua tổng thống Hàn Quốc ?

100 ngày đầu của chính quyền Trump 2.0
Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm cùng LAMORI Resort
Du lịch
11:20:43 30/04/2025
Trẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bị
Sức khỏe
11:18:33 30/04/2025
Trang điểm từ 3 giờ sáng, sửa soạn để "lên sóng"
Netizen
11:11:21 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Phản ứng không ngờ trong vụ Lee Seung Gi tuyên bố "từ mặt" gia đình vợ lừa đảo
Sao châu á
11:02:17 30/04/2025
Loạt xe máy phổ thông bán dưới mức giá của hãng đề xuất
Xe máy
10:56:17 30/04/2025
Đại lễ 30/4: Lan Ngọc, Tiểu Vy và dàn sao Việt tự hào tham gia diễu hành, Hoà Minzy đưa con trai "cắm trại" ngay từ khuya
Sao việt
10:37:10 30/04/2025
Mách bạn ý tưởng trang trí góc ban công thư giãn tại nhà đón hè mát rười rượi
Sáng tạo
10:26:12 30/04/2025
Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'
Lạ vui
10:24:31 30/04/2025