Xung đột kéo dài, người tị nạn Ukraine hòa nhập lực lượng lao động EU
Liudmyla Chudyjovych từng hành nghề luật sư ở Ukraine và có những dự định lớn cho tương lai. Đó là trước khi cuộc xung đột buộc người phụ nữ 41 tuổi này phải đặt sự an toàn của con gái lên hàng đầu, bỏ lại sau lưng sự nghiệp và ngôi nhà yên ấm.
Liudmyla Chudyjovych làm nghề dọn phòng khách sạn ở Praha, Séc, ảnh chụp ngày 3/8/2022. Ảnh: AP
Kể từ khi chạy nạn khỏi thị trấn Stryj ở miền tây Ukraine hồi tháng 5, Chudyjovych đã tìm được công việc mới ở Cộng hòa Séc. Nhưng thay vì hành nghề luật sư, cô phải làm dọn phòng tại một khách sạn ở thủ đô Praha.
Là một trong hàng triệu người tị nạn đã chạy khỏi Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát ngày 24/2, Chudyjovych tự cho mình là người may mắn khi có việc làm. Không thông thạo cả tiếng Séc lẫn tiếng Anh, Chudyjovych cho biết cô không bận tâm làm việc gì, miễn là cô và con gái được an toàn.
Ngay từ những ngày đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Liên minh châu Âu đã đưa ra các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tị nạn Ukraine sống và làm việc tại 27 quốc gia thành viên, trong khoảng thời gian họ quyết định xin tị nạn hay trở về nước. Tuy nhiên, sau nhiều tháng nhiều người lúc này mới tìm được việc làm, còn nhiều người khác vẫn đang vật lộn tìm việc.
Theo Frontex, Cơ quan Bảo vệ Bờ biển và Biên giới EU, khoảng 6,5 triệu người Ukraine đã đổ tới các nước láng giềng kể từ tháng 2. Sau đó, nhiều người chuyển tới các nước thịnh vượng hơn ở phía Tây và khoảng một nửa đã trở lại Ukraine.
Ủy ban châu Âu cho biết đến giữa tháng 6, chỉ có một lượng nhỏ những người ở lại gia nhập được thị trường lao động EU.
Video đang HOT
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xem xét tác động tiềm tàng của người tị nạn Ukraine đối với lực lượng lao động EU, đã đưa ra dự kiến lực lượng này sẽ tăng gấp đôi so với dòng người tị nạn giai đoạn 2014-2017, với đa số là người chạy khỏi cuộc chiến ở Syria.
Một người lao động Ukraine phân loại áo giáp bảo vệ tại một cửa hàng ở Praha, Séc. Ảnh: AP
Nghiên cứu trên ước tính, Séc – quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở châu Âu, sẽ bổ sung nhiều người Ukraine nhất vào lực lượng lao động của mình vào cuối năm nay, với mức tăng 2,2%. Tiếp theo là Ba Lan và Estonia. Báo cáo cho biết khoảng 1,2 triệu công nhân sẽ được bổ sung vào lực lượng lao động châu Âu, chủ yếu trong các ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, dòng chảy này sẽ không làm giảm lương hoặc gây thất nghiệp ở các nước châu Âu, nơi nhiều nước phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, một phần do dân số già.
Nỗ lực của EU trong việc giúp đỡ người Ukraine đã nhận được sự khen ngợi từ Cơ quan Người tị nạn của Liên hợp quốc và các nhóm nhân quyền khác đối phó với vấn đề di cư. Nhưng các tổ chức này cũng lưu ý sự khác biệt lớn trong cách đối xử với những người chạy khỏi chiến tranh hoặc nghèo đói ở Trung Đông, châu Phi hoặc châu Á, vốn phải đợi nhiều năm để vượt qua các rào cản mới có được giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động.
Lisa Himich, một người tị nạn Ukraine làm tại một quán cà phê ở Praha, Séc, ngày 15/7/2022. Ảnh: AP
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước đối với những người tị nạn Ukraine đang tìm việc làm.
Ngoài rào cản ngôn ngữ, lao động lành nghề từ Ukraine thường thiếu giấy tờ chứng minh chứng chỉ nghề nghiệp của họ để có được công việc được trả lương cao hơn. Bằng cấp của họ có thể không được công nhận ở nước sở tại, đồng nghĩa nhiều người phải tham gia các khóa đào tạo và học tiếng trước khi có cơ hội nghề nghiệp.
Do nam giới từ 18-60 tuổi bị cấm rời khỏi Ukraine, nhiều người tị nạn là phụ nữ có con, điều này cũng là một trở ngại trong nỗ lực tìm việc làm. Nhiều phụ nữ Ukraine vẫn đang cân nhắc các lựa chọn và có thể quyết định trở về nhà vào đầu năm học, từ tháng 9.
Theo Bộ Lao động và Chính sách xã hội Ba Lan, tại quốc gia đã tiếp nhận khoảng 1 triệu người tị nạn Ukraine này, chỉ có hơn 1/3 người tị nạn đã tìm được việc làm. Một số nhận được công việc như y tá hoặc giáo viên dạy tiếng Ukraine tại các trường học ở Ba Lan, số khác làm nhân viên tạp vụ, bồi bàn.
Ở Đức, khoảng một nửa trong số 900.000 người tị nạn Ukraine đã đăng ký với cơ quan việc làm của nước này, mặc dù không có số liệu nào về số người đã thực sự tìm được việc.
Người tị nạn Ukraine vượt qua biên giới ở Przemysl, Ba Lan vào 27/2/2022. Ảnh: AP
Natalia Borysova là trưởng ban biên tập một chương trình truyền hình buổi sáng ở thành phố Lviv, miền tây Ukraine trước khi rời đất nước cùng các con vào tháng 3, và định cư ở thành phố Cologne, Đức. Ban đầu cô xin những việc lương thấp như dọn phòng, nhưng cuối cùng quyết định nghỉ làm để tập trung vào học tiếng Đức.
“Tôi là một người lạc quan và tôi chắc chắn rằng mình sẽ tìm được việc làm tốt sau khi học tiếng”, Natalia chia sẻ.
Còn Chudyjovych nằm trong số khoảng 400.000 người Ukraine ở Cộng hòa Séc đã đăng ký thị thực dài hạn đặc biệt để tiếp cận việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các lợi ích khác. Chính phủ Séc cho biết gần 80.000 người Ukraine đã tìm được việc làm.
Với Chudyjovych, làm nhân viên dọn phòng vẫn tốt hơn nhiều so với sống trong sợ hãi và chịu đựng âm thanh liên tục của còi báo động không kích.
Số người phải sơ tán vì bạo lực trên thế giới lần đầu tiên vượt mốc 100 triệu
Ngày 23/5, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết cuộc xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác trên thế giới đã khiến số người phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán trên toàn cầu lần đầu tiên vượt mốc 100 triệu người.
Người tị nạn Ukraine xếp hàng chờ đăng ký xin giấy phép lưu trú tại Praha, CH Séc, ngày 2/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo UNHCR, tính đến cuối năm 2021, đã có khoảng 90 triệu người phải di tản do tình trạng bạo lực ở Ethiopia, Burkina Faso, Myanmar, Nigeria, Afghanistan và CHDC Congo. Ngoài ra, cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra từ cuối tháng 2/2022 đến nay đã khiến hơn 8 triệu người đã phải di tản ở trong nước, trong khi hơn 6 triệu người khác sơ tán ra nước ngoài. Tính chung, con số "đáng báo động" này bao gồm cả người tị nạn, người tìm kiếm quy chế tị nạn và hơn 50 triệu người phải di tản trong nước.
Con số 100 triệu tương đương hơn 1% dân số toàn cầu, và trên thế giới chỉ có 13 quốc gia có dân số lớn hơn số người phải đi sơ tán nói trên. Người đứng đầu UNHCR Filippo Grandi cho rằng đáng lẽ con số kỷ lục "buồn" này không bao giờ được thiết lập, do đó đây sẽ là "hồi chuông cảnh tỉnh" thế giới cần ngăn chặn các cuộc xung đột và chấm dứt bạo lực, đồng thời giải quyết những nguyên nhân cơ bản buộc họ phải rời bỏ nhà cửa.
Ông nhấn mạnh cộng đồng quốc tế đã tích cực hỗ trợ những người phải đi sơ tán vì xung đột ở Ukraine và hy vọng điều này được áp dụng đối với tất cả các cuộc xung đột trên thế giới. Tuy nhiên, ông Grandi cho rằng viện trợ nhân đạo chỉ giúp giảm nhẹ hậu quả, không phải là biện pháp giải quyết. Do đó, để đảo ngược xu hướng này, chỉ có một cách thức duy nhất là thiết lập hòa bình và ổn định.
Dự kiến, UNHCR sẽ công bố dữ liệu đầy đủ về số người buộc phải di tản trong năm 2021 trong Báo cáo Xu hướng toàn cầu hàng năm vào ngày 16/6 tới.
EU phạt tiền trợ cấp của Séc do có xung đột lợi ích Trong một cuộc điều tra kéo dài khoảng ba năm, Ủy ban châu Âu đã phát hiện một số dấu hiệu bất hợp pháp liên quan đến các quỹ của EU tại Séc. Cựu Thủ tướng Séc Andrej Babis. Ảnh: Reuters Theo hãng thông tấn Séc (CTK) 22/7, Ủy ban châu Âu cho rằng có xung đột lợi ích trong việc phân phối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấn công ở Burkina Faso

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump

Lý do Trung Quốc cảnh báo Anh về thỏa thuận thương mại với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Drama trà xanh của Thiều Bảo Trâm bất ngờ nóng trở lại giữa lúc Wren Evans bị tố ngoại tình
Sao việt
06:29:21 16/05/2025
Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man
Sao châu á
06:19:18 16/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ
Sao âu mỹ
06:16:10 16/05/2025
Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà
Sức khỏe
06:13:14 16/05/2025
Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ
Ẩm thực
06:10:10 16/05/2025
Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'
Hậu trường phim
06:07:34 16/05/2025
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.1): Đến diễn viên cũng phải bỏ về
Phim âu mỹ
05:55:10 16/05/2025
Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này
Phim châu á
05:50:23 16/05/2025
Cháu gái đổ keo dính kín đặc lên đầu con tôi, chị dâu chẳng buồn cứu chữa hay xin lỗi, còn trách thằng bé "vu oan" cho con chị
Góc tâm tình
05:08:05 16/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025