Xung đột Mỹ-Iran: Nga mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông
Về trung hạn, xung đột Mỹ-Iran có lợi cho Nga, nhưng nếu tình hình vượt tầm kiểm soát, những thành tựu mà Tổng thống Putin đạt được tại khu vực sẽ bị vô hiệu hóa.
Điện Kremlin chính thức lên án vụ sát hại tướng Iran Qasem Soleimani của người Mỹ – tờ Die Welt viết. Nhưng trên thực tế, cuộc xung đột giữa Washington và Tehran là cơ hội để Matxcơva hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược của mình ở Trung Đông.
Đó là lý do tại sao Nga hạn chế đưa ra các tuyên bố, bởi trong trung hạn, việc Iran suy yếu là có lợi cho nước này – không chỉ ở Syria, mà trên toàn khu vực. Tác giả bài viết giải thích: “ Nếu Iran chịu áp lực, Matxcơva sẽ có cơ hội mở rộng ảnh hưởng ở Damascus“.
Việc Tehran và Matxcơva không chỉ là đối tác mà còn là đối thủ cạnh tranh ở Syria trở nên rõ ràng sau khi các đối thủ của Damascus chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Iran và Nga chia sẻ ảnh hưởng trong cùng một quốc gia sau chiến tranh. Đồng thời, cho đến nay, nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad đã làm hài lòng Tehran hơn cả, chẳng hạn, trong việc tiếp cận cảng ở Latakia hay tài nguyên khoáng sản của nước này.
Sự suy yếu của Tehran có thể có lợi cho Matxcơva, ít nhất là trong trung hạn. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Quan trọng hơn, đó là các ưu tiên địa chính trị hoàn toàn đối lập của người Nga và người Iran ở Syria – ấn phẩm Đức viết. Matxcơva nhấn mạnh vào việc tạo ra một mô hình nhà nước phân quyền ở nước này, trong đó quân đội nhân dân Syria cải cách sẽ kiểm soát tình hình. Tehran lại đang đặt cược vào việc hợp nhất các lữ đoàn Shiite vào quân đội Assad và thành lập một hệ thống chính phủ cho phép Iran “ giật giây từ phía sau” như ở Libya.
Sự liên kết đó sẽ gây tổn hại lớn đến lợi ích của Nga trong khu vực – tờ Die Welt giải thích. Cho đến nay, Matxcơva đang đặt cược vào việc duy trì hiện trạng và cân bằng giữa các đối thủ chính: Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út.
Nhưng Điện Kremlin hy vọng rằng vụ sát hại Soleimani, nhân vật có uy tín tuyệt đối với ông Assad, sẽ cho nhà lãnh đạo Syria thấy rằng đã đến lúc thoát khỏi sự phụ thuộc vào Iran, đánh giá rủi ro, “ đa dạng hóa” chính sách đối ngoại của mình, đặt cược lớn hơn vào Nga và thông qua cầu nối Nga xích lại gần hơn với các nước láng giềng Ả-rập của mình. Đây sẽ là một kịch bản lý tưởng cho Matxcơva – tác giả giải thích.
Nhưng hệ quả của vụ sát hại Soleimani cũng có thể là tiêu cực đối với Nga. Iran có thể tăng cường hoạt động tại Syria và tấn công Israel để chứng minh rằng, họ sẽ không cho phép người Mỹ gây áp lực cho mình. Matxcơva không quan tâm đến việc Tehran củng cố ảnh hưởng của mình ở Damascus. Tuy nhiên, điều tồi tệ hơn đối với Matxcơva là cuộc chiến giữa Mỹ và Iran. Nhưng có vẻ như một kịch bản như vậy là không thực tế vào lúc này.
Sự thay đổi chế độ ở Tehran và tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông có thể vô hiệu hóa những thành tựu mà ông Putin đạt được trong 5 năm qua và đặt ra câu hỏi cho chính quyền Assad – Die Welt giải thích. Do đó, không loại trừ khả năng, trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự giữa Washington và Tehran, Điện Kremlin sẽ không giữ quan điểm trung lập nữa và “lựa chọn điều ít hại hơn” – cung cấp cho Iran vũ khí phòng thủ và thông tin tình báo về sự điều chuyển của quân đội Mỹ.
VĂN ĐỨC (Nguồn: Die Welt)
Theo vtc.vn
Căng thẳng Mỹ-Iran: Australia cân nhắc đưa công dân tại Iraq về nước
Thủ tướng Australia Morrison cho biết quyết định đưa toàn bộ lực lượng quân đội và các nhân viên ngoại giao còn lại của nước này tại Iraq về nước sẽ được đưa ra sau cuộc họp nội các ngày 8/1.
Một căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq trúng rocket phóng từ Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, cùng các hoạt động quân sự trả đũa mới đây của quân đội Iran vào hai căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq, hiện Chính phủ Australia đang cân nhắc việc rút toàn bộ lực lượng quân đội và các nhân viên ngoại giao còn lại của nước này tại Iraq về nước.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad khiến tướng Iran Qasem Soleimani của Iran thiệt mạng.
Ông khẳng định các kế hoạch của Australia tại khu vực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề sau hành động của Mỹ.
Thủ tướng Morrison cũng cho biết quyết định đưa toàn bộ lực lượng quân đội và các nhân viên ngoại giao còn lại của nước này tại Iraq về nước sẽ được đưa ra sau cuộc họp nội các ngày 8/1.
Ông cũng đã xác nhận tất cả binh lính và nhân viên ngoại giao Australia tại đây hiện đều an toàn.
Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Công đảng đối lập tại Australia, ông Anthony Albanese, khẳng định sự an toàn của công dân Australia là ưu tiên hàng đầu. Ông kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và hy vọng Australia không bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự tại Trung Đông.
Quân đội Australia được cử đến Iraq với nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện quân đội sở tại, không có nhiệm vụ tham gia nếu có chiến tranh xảy ra trong khu vực.
Các cuộc xung đột giữa Mỹ và Iran tại đây tiềm ẩn nguy cơ đối với các binh lính hải quân Australia đang làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến hảng hải ở Eo biển Hormuz.
Tháng 8/2019, Australia đã tuyên bố sẽ cử một tàu chiến, máy bay giám sát và nhân viên quốc phòng nước này tới khu vực Eo biển Hormuz.
Ngày 8/1, Văn phòng Thủ tướng Australia xác nhận kế hoạch này vẫn được thực hiện đúng tiến độ./.
Theo Hoàng Linh (TTXVN/Vietnamplus.vn)
Uy lực khủng khiếp của tên lửa "hỏa ngục" Mỹ dùng sát hại Tướng Iran Không giống như cách hoạt động của các tên lửa thông thường làm nổ tung mục tiêu, Hellfire R9X có lưỡi thép "chém nát" mục tiêu thành từng mảnh nhỏ. Theo đoạn video do kênh truyền hình Al-Ahad của Iraq công bố, các tên lửa của Mỹ đã lao thẳng vào chiếc xe ô tô chở Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?

Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán

"Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine

Nga chỉ trích Pháp định mở rộng "ô hạt nhân" ở châu Âu

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Những đôi giày đẹp nhất khi diện cùng quần jeans xanh
Thời trang
11:31:53 15/05/2025
Bí quyết để có một làn da như sương mai
Làm đẹp
11:30:34 15/05/2025
Thêm 1 cách làm món hấp siêu nhanh trong 15 phút mà kết cấu giòn, ngọt, mềm mướt, thực sự rất ngon
Ẩm thực
11:20:47 15/05/2025
Bị bạn trai "quỵt" hơn 700 triệu đồng tiền thách cưới, người phụ nữ 35 tuổi có quyết định gây sốc
Netizen
11:04:57 15/05/2025
Cách để kiểm tra phong thủy căn nhà khiến gia chủ dễ thành công, yên tâm làm ăn, nhiều lộc
Sáng tạo
11:01:34 15/05/2025
"Sóng gió gia tộc" Beckham: Mâu thuẫn của 1 người đàn ông trưởng thành với gia đình đổ lên đầu 3 người phụ nữ?
Sao thể thao
10:57:26 15/05/2025
Trên tay Sony Xperia 1 VII: Giá cao ngất ngưởng, có gì để so kè cùng iPhone 16 Pro Max, Samsung Galaxy S25 Ultra?
Đồ 2-tek
10:44:56 15/05/2025
2 cựu đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân hầu tòa phúc thẩm
Pháp luật
10:40:48 15/05/2025
Dàn mỹ nhân Hàn đọ sắc, chứng minh đẳng cấp trên thảm đỏ
Phong cách sao
10:35:56 15/05/2025
Google DeepMind công bố AI khoa học 'đột phá'
Thế giới số
10:35:07 15/05/2025