Xưng “tôi” gọi “anh/chị”: Thầy e dè, trò “ngượng miệng”

Có giảng viên “mạnh dạn” xưng “tôi” gọi “anh/chị” với sinh viên thì bị phán xét thầy khó tính, lên mặt hoặc trò không dám nhận. Việc xưng hô “tôi – anh/chị” thể hiện sự bình đẳng, dân chủ ở trường đại học vẫn đang gặp không ít rào cản.

SV “ngượng miệng” xưng “tôi”

Nguyễn Thanh Nh., sinh viên (SV) Trường ĐH Ngân hàng TPHCM cho biết do từng đi thực tập ở công ty từ năm thứ nhất, thứ hai nên Nh. nhận thấy cách xưng hô theo ngôi thứ nhất rất thuận lợi và tạo cho mình sự tin khi trao đổi. Nhưng khi Nh. áp dụng cách xưng hô này ở giảng đường với giảng viên thì kết quả trái ngược với mong muốn.

Xưng tôi gọi anh/chị: Thầy e dè, trò ngượng miệng - Hình 1

Sinh viên còn “ngại miệng” xưng tôi với giảng viên.

Nh. kể: “Khi tôi xưng “tôi” với giảng viên hơn 50 tuổi trong tiết học, các bạn trong lớp đều sững sờ rồi im phăng phắc như thể tôi đang gây ra gì vậy. Giảng viên cũng “sựng” lại trong chốc lát, cảm giác không hài lòng nên không khí trong lớp rất nặng nề. Sau lần đó thấy không ổn nên tôi dùng lại cách gọi thầy xưng em”.

Theo Nh., cách xưng hô này tuy “trôi miệng” nhưng thể hiện sự bị động trong việc tiếp nhận kiến thức của SV, hạn chế sự tương tác nên việc học ở giảng đường vẫn nặng kiểu thầy nói gì trò biết nấy như bậc phổ thông.

Một SV trường ĐH Mở TPHCM cho biết, cậu từng bị bạn bè đánh giá là “tự tin một cách quá trớn” khi xưng “tôi” với giảng viên. “Cũng vì cách xưng hô đó, tôi thấy mình cách biệt và không thân thiện với thầy cô so với các SV khác”, cậu SV này cho hay.

Không ít SV bày tỏ, chủ yếu chỉ với môn tiếng Anh, họ sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất để trao đổi với giáo viên. Còn hầu hết ở các môn học khác, SV vẫn xưng “em” thầy, việc xưng “tôi” với thầy cô là rất hiếm. Họ mang nặng tâm lý người nghe (mà ở đây là giảng viên) sẽ khó chịu và phản cảm với cách xưng hô quá ngang hàng của học trò.

Ngay cả trong thuyết trình được khuyến khích xưng “tôi” thì nhiều SV vẫn… “em” vì họ rất ngại phải mở miệng xưng “tôi”, không riêng gì với thầy mà với cả những người lớn tuổi.

“Khi đi làm dù biết rằng mình nên xưng “tôi” để thể hiện bản thân mình nhưng em vẫn không làm nổi vì… ngượng miệng. Cách xưng em tuy nhẹ nhàng nhưng không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp và tương tác cao”, Nguyễn Thùy Anh, cựu SV Trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho hay.

Thầy dạn, trò lại ngại

Khuyến khích xưng “tôi” với thầy cô, Trường ĐH Hoa Sen đã tổ chức nhiều buổi tọa đàm về xưng hô trong trường học để tiếp thêm sự tự tin trong giao tiếp cho SV. Thậm chí, trường này không sử dụng bục giảng trong lớp học để thu hẹp khoảng cách và tạo sự bình đẳng, dân chủ giữa chủ thể dạy và học.

TS Bùi Trân Phượng – hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen cho hay, cách xưng hô ở trường ĐH hiện nay vẫn thể hiện một quyền lực hay nhiều quyền lực đan xen lẫn nhau lẫn nhau của người dạy.

“Tôi luôn ủng hộ cách xưng hô ở trường ĐH phải có tôn ti, trên dưới nhưng không đè bẹp sức bật của SV. Theo tôi SV nên xưng “tôi” với thầy cô để khẳng định mình trong việc trao đổi kiến thức”, bà Phượng nói.

Xưng tôi gọi anh/chị: Thầy e dè, trò ngượng miệng - Hình 2

Nhiều người cho rằng, việc xưng hô “thầy – em” ở giảng đường chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của chủ thể học tập là SV.

Video đang HOT

Theo bà Phượng, một rào cản hiện nay trong việc giáo dục kiến thức và nhân cách cho SV ở bậc ĐH là liệu người thầy đã thật sự xem như SV như một đối tượng trưởng thành và thật sự tôn trọng những quyền trưởng thành của SV chưa? Cụ thể trong cách xưng hô, thầy cô đã thật sự chấp nhận với việc xưng “tôi” của SV.

Thực tế, không ít giảng viên “khó chịu” và không bằng lòng khi thấy SV “xưng” tôi với mình chủ yếu do cách xưng hô truyền thống “thầy – em” từ lâu mà họ trải qua, họ khó chấp nhận được cách gọi “ngang hàng” của SV đối với mình.

“Cách xưng hô “em” với người lớn tuổi hơn của chúng ta có từ lâu đời, trong mọi mối quan hệ như là một nét văn hóa. Nên tôi nghĩ việc việc trò xưng “tôi” với thầy rất khó khăn cho cho cả học trò và giảng viên”, một giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM bày tỏ.

Tuy nhiên, không ít giảng viên mạnh dạn xưng “tôi” và gọi SV là “anh/chị” khi lên lớp để thể hiện sự bình đẳng thầy trò lại gặp cản trở từ chính học trò.

Thầy Võ Văn Dân (Trường CĐ Sư phạm Bình Phước) cho hay trong giao tiếp với SV, thầy đều xưng “tôi” và gọi “anh/chị”. Thời gian đầu nhiều SV phản ứng không dám nhận vì… “thầy làm vậy bọn em tổn thọ”. Có SV còn cho rằng thầy khó tính, khó gần hoặc đang hạch sách SV. Chỉ khi thầy giải thích cho SV hiểu lợi ích của việc xưng hô như vậy, SV mới bớt… ngại.

“Tôi ủng hộ trò xưng “tôi” với giảng viên vì khác với bậc phổ thông, chúng ta bước vào giảng đường là để tìm kiếm tri thức chứ không phải để chờ đợi sự che chở. Nhiều người nói cách xưng hô không quan trọng nhưng khi xưng “tôi” cho các em thấy mình có vị thế, trách nhiệm trong mọi việc chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào giảng viên. Việc xưng “em” hạ vai trò của SV đi rất nhiều”, ông Dân chia sẻ.

Hoài Nam

Theo dân trí

Nỗi lòng người mẹ có con đồng tính

"Khi đọc lá thư đó, nước mắt tôi trào ra... Tôi đã khóc thật nhiều... Tôi thấy thương con mình..." - người mẹ có con đồng tính nấc nghẹn.

Tại cuộc hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT (người đồng tính, song tính, chuyển giới) trong quan hệ hôn nhân và gia đình" do Bộ Tư pháp tổ chức lần đầu tiên, nhiều người đã bị gây ấn tượng mạnh trước câu chuyện của 4 người mẹ.

Hai bà mẹ đều có con là người đồng tính. Một bà mẹ khác chính là người đồng tính đang sống cùng con gái và bạn gái của mình trong một mái ấm đơn sơ ở TP.HCM.

Đồng tính vẫn là người lương thiện

Vợ chồng bà Nguyễn Thị L. đang công tác tại một viện khoa học (thuộc viện khoa học công nghệ Việt Nam). Bà L. tự hào vì con mình là đứa con ngoan, học hành tử tế. Hiện nó đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục học lên cao học.

"Khi phát hiện con trai là người đồng tính, đối với tôi đó là một điều quá khủng khiếp. Tôi đã suy sụp rất nhiều" - bà L. nhớ lại.

Bà đã chửi mắng, ngăn cấm, không cho con tiếp xúc với những người bạn đồng tính khác. Bà không nhớ nổi đã đưa con trai mình đến bao nhiêu cơ sở, phòng tư vấn tâm lý giới tính. Bà làm mọi cách, không tính nổi đã tốn bao nhiêu tiền bạc nhưng tất cả đều vô nghĩa.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi bà viết thư cho con ra điều kiện: Nếu con còn muốn sống với bố mẹ, phải là một người đàn ông bình thường, không được như vậy, như kia nữa... Và con trai bà vẫn im lặng, không trả lời.

Nó là đứa con trai duy nhất trong gia đình, là niềm hy vọng lớn lao của vợ chồng bà. Từ nhỏ, nó vốn đã thân thiện gần gũi, mọi chuyện trường lớp đều chia sẻ với mẹ. Vậy mà, suốt thời gian đó, cả tháng trời, hai mẹ con không hề nói với nhau câu gì.

Lời kể của bà đứt đoạn, nước mắt chan chứa chảy trên khuôn mặt người mẹ già trước tuổi khi nhớ lại giây phút đó, giây phút bà nhận được lá thư để trên bàn của đứa con trai tội nghiệp.

"Khi đọc lá thư đó, nước mắt tôi trào ra... Tôi đã khóc thật nhiều... Tôi thấy thương con mình..." - Bà L. nói không thành câu.

Trong thư, con bà viết rằng: "Con xin lỗi bố mẹ rất nhiều... Mẹ biết không, bao nhiêu đêm con đã dằn vặt, khóc một mình... Con không muốn con là người như thế này đâu... Con không muốn một tý nào... Nhưng bây giờ con không thể làm được gì khác nữa mẹ ạ...".

Rồi bà tự hỏi: "Mình là người mẹ mà không chấp nhận con mình, làm sao đòi hỏi gì ở xã hội?"

Sau đó, bà đã cùng con đến câu lạc bộ những người đồng tính, lên các diễn đàn mạng Internet. Ở đó, bà bắt gặp toàn những tâm sự buồn của những thanh niên cũng giống con bà. Mãi sau bà mới hiểu đây không phải là bệnh, mà là xu hướng tâm lý bẩm sinh của các cháu, hoàn toàn bình thường như những người khác.

Từ đó, bà cho rằng, là người đồng tính thì các cháu vẫn là những con người hiền lành, lương thiện, vẫn đóng góp nhiều cho xã hội. Thậm chí những người như con bà còn tốt hơn loại người được cho là bình thường nhưng lại đua đòi, lêu lổng, phá hoại xã hội.

"Bây giờ tôi lên tiếng không phải chỉ bảo vệ con mình nữa mà cho rất nhiều người bạn trong cộng đồng của các cháu" - đứng cạnh đưa con trai đồng tính, bà L. nói.

Không phải thương hại mà là "quyền"

Bà H. (ở Gò Vấp, TP. HCM) kể, từ ngày còn đi học, khi con dẫn bạn về nhà chơi, bà đã thấy lạ sao không thấy nữ mà toàn nam. Bà cảm giác những cậu trai bạn con mình trông hơi yếu đuối, không như những người đàn ông bình thường.

Nỗi lòng người mẹ có con đồng tính - Hình 1

"Chúng tôi không kêu gọi lòng thương hại nhưng đây là quyền bình đẳng của một con người", bà H. (ở Gò Vấp - TP. HCM)

Thỉnh thoảng thấy con đi về khuya, bà hơi lo lắng, sợ những người bạn kia không tốt, lôi kéo con mình sa vào xì ke, ma túy. Bà bỏ công tìm hiểu và thấy con vẫn đi đến những nơi lành mạnh, tham gia câu lạc bộ, nhà văn hóa thanh niên nên bà yên tâm.

Rồi một hôm, con trai dẫn bà đến một quán cà phê. Ở đó, bà thấy xung quanh toàn thanh niên có biểu hiện bất thường. Bà bắt đầu ngờ ngợ, đây có thể là nơi tập trung thế giới người đồng tính. Rồi con bà gọi điện thoại cho bạn trai nó đến. Giây phút đó, bà mới bàng hoàng nhận ra, con mình cũng là người đồng tính.

"Phút giây đó, tay chân tôi bủn rủn. Tôi đã bật khóc", bà H. nghẹn ngào nhớ lại.

Sau một thời gian dằn vặt vô cùng, bà tự vấn bản thân: "Mình là người mẹ, gần gũi con mình. Nếu mình không chia sẻ, không đồng cảm được với con mình thì những người ngoài xã hội sẽ không bao giờ chia sẻ đồng cảm được".

Rồi bà nghĩ, nếu không động viên, dìu dắt con, đời nó sẽ càng bạc bẽo hơn. Nó sẽ bơ vơ, lạc lõng và có thể đi theo một con đường xấu hơn nhiều. Nó đang là một thanh niên đóng góp tốt cho xã hội. Tại sao mình cứ đặt nặng vấn đề phải có vợ, có con. Vợ con là niềm hạnh phúc cá nhân của nó. Nó là người tốt lại là hạnh phúc của xã hội, hạnh phúc của gia đình.

"Rồi tôi đã cố động viên mình can đảm lên, chấp nhận sự thật", khuôn mặt người mẹ như thắt lại.

"Mong xã hội hãy quan tâm nhiều hơn đến thế giới đồng tính. Chúng tôi không kêu gọi lòng thương hại nhưng đây là quyền bình đẳng của một con người." - Lời cuối người mẹ có con trai đồng tính tại cuộc hội thảo.

Hai người mẹ đồng tính

Cũng tại cuộc hội thảo, 2 bạn tên Y. và Ng. đã phát đoạn video ghi lại cuộc sống của mình cùng đứa con gái 4 tuổi. Các bạn cho thấy cuộc sống của mình vẫn diễn ra bình thường như bao gia đình khác.

Nỗi lòng người mẹ có con đồng tính - Hình 2

Y. và Ng. kể về cuộc sống của mình cùng đứa con nhỏ

Rồi họ kể về cuộc đời mình. Y. nghĩ, xưa nay, người Việt khi cưới nhau, bố mẹ 2 bên vẫn luôn dành một khoản tiền giúp đỡ hai con, để mua nhà, để sắm đồ dùng trong cuộc sống. Còn chúng tôi, chúng tôi đến với nhau chẳng được gia đình giúp đỡ bất kỳ thứ gì hết.

Ng. kể về đứa con gái của 2 người. Đó là đứa con của Ng. với một người đàn ông trước khi chuyển về ở cùng Y. Quãng thời gian Ng. đấu tranh giành quyền nuôi con thực sự là những ngày tháng khó khăn bộn bề. Ng. và Y. vừa cố vượt qua mọi định kiến, kỳ thị của gia đình cùng những người xung quanh, vừa cố chăm lo cho đứa con bé nhỏ.

Phần cháu bé, nó cũng không dễ dàng chấp nhận mình có hai người mẹ. Nhưng rồi những lần Ng. (mẹ đẻ của nó) ốm, trước hình ảnh chăm sóc ân cần của Y., dần dần cháu bé đã coi Y. là người mẹ thứ hai. Ng. vui vẻ kể giữa cuộc hội thảo, bây giờ nếu hỏi cháu, nó sẽ trả lời, nó có 2 người mẹ và chỉ chấp nhận cho 2 mẹ cưới nhau mà thôi.

Dưới khán phòng, khi Ng. kể đến đoạn nói về nỗi gian truân cuộc đời mình để được nuôi con, những người có mặt tại cuộc hội thảo như nín lặng. Nhưng người xúc động nhất có lẽ là Huỳnh Minh Th. (Giám đốc của tổ chức người đồng tính ICS ở TP. HCM). Th. cũng là người đồng tính, bạn của Ng. và Y.

Nỗi lòng người mẹ có con đồng tính - Hình 3

Phía dưới, Huỳnh Minh Th. không cầm được nước mắt

Nghe bạn kể lại câu chuyện dù đã biết từ trước, Th. vẫn không nén nổi cảm xúc, nước mắt giàn giụa. Những giọt nước mắt đồng cảm của một người bạn, của những người đang có chung hoàn cảnh, chung hơi thở của một cộng đồng đang sống lạc lõng trong chính xã hội mà họ vẫn phải đối mặt hằng ngày.

"Chúng ta bàn về kinh nghiệm luật pháp các nước hay gì đi nữa, điểm mấu chốt là cần phổ biến kiến thức về người đồng tính rộng rãi. Để cho xã hội hiểu rõ hơn về cộng đồng này. Từ đó khi chúng ta có chính sách hay luật pháp, sẽ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của xã hội.

Nhiều người chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng thực ra xã hội không hẹp hòi gì với cộng đồng này. Nhưng đơn giản vì người ta không có kiến thức về người đồng tính. Người ta chưa hiểu được rằng, người đồng tính cũng bình thường như bao người khác.

Chúng ta nên có chiến lược phố biến kiến thức về người đồng tính ngay từ trong trường học. Khi hiểu rõ, người trong xã hội cũng như các cháu sẽ không còn phân biệt, kỳ thị với người đồng tính nữa."

Chia sẻ của người mẹ có con đồng tính

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tinNữ nhân viên 'khoắng' hơn 2.100 hộp thuốc của công ty Long Châu nhờ thủ đoạn khó tin
13:14:44 21/05/2025
Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?Con trai 'thầy ông nội' khui bí mật 'bẩn bựa' của cha, kết quả xét xử kín sốc?
13:54:27 21/05/2025
Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6Con gái Vũ Linh tố ngược mẹ nuôi DN, từng bị ép làm điều sốc, nay thân cô 6
13:37:02 21/05/2025
Sự cố nhiễu loạn máy bay Vietnam Airlines: hành khách trải nghiệm tái mặtSự cố nhiễu loạn máy bay Vietnam Airlines: hành khách trải nghiệm tái mặt
16:48:57 21/05/2025
Bố Thuỳ Tiên làm tài xế dù con gái giàu có, lộ vẻ suy sụp khi ái nữ gặp biến cốBố Thuỳ Tiên làm tài xế dù con gái giàu có, lộ vẻ suy sụp khi ái nữ gặp biến cố
16:41:22 21/05/2025
Sùng Bầu bị phốt 'bán 1 lời 10', chèn ép nhà cung cấp, thái độ chính chủ sốc?Sùng Bầu bị phốt 'bán 1 lời 10', chèn ép nhà cung cấp, thái độ chính chủ sốc?
16:05:14 21/05/2025
Quỳnh Lương nhập hội với Thiên An: tố thẳng mặt chồng cũ vì lý không ai ngờ tới?Quỳnh Lương nhập hội với Thiên An: tố thẳng mặt chồng cũ vì lý không ai ngờ tới?
15:32:22 21/05/2025
Quang Linh vướng lao lý, Team Châu Phi khốn đốn, kênh MXH triệu view 'bay màu'Quang Linh vướng lao lý, Team Châu Phi khốn đốn, kênh MXH triệu view 'bay màu'
15:34:34 21/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đột nhập tiệm điện thoại trộm tài sản để có tiền cho bạn gái lớn hơn 18 tuổi

Đột nhập tiệm điện thoại trộm tài sản để có tiền cho bạn gái lớn hơn 18 tuổi

Pháp luật

19:16:08 21/05/2025
Khoảng 0h30 ngày 18/5, Linh mang theo kiềm và kéo đi bộ đến 1 tiệm điện thoại cách nhà trọ khoảng 300m cắt vách tôn đột nhập trộm 7 điện thoại Iphone các loại và số tiền mặt khoảng 30 triệu đồng.
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính

Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính

Thời trang

19:13:24 21/05/2025
Một chiếc túi vải in họa tiết độc đáo hoặc mang thông điệp tích cực sẽ là cách hoàn hảo để bạn thể hiện cá tính mạnh mẽ và tinh thần tự do trên bãi biển.
Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Thế giới

19:05:36 21/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Washington đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO sở hữu một số hệ thống phòng không Patriot nhất định để khuyến khích họ chuyển giao cho Ukraine.
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?

Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?

Sao việt

18:58:52 21/05/2025
Từng là cặp đôi quốc dân được người hâm mộ đẩy thuyền , Thùy Tiên và Quang Linh không chỉ gây sốt vì hình ảnh đẹp mà còn tạo ra làn sóng yêu mến mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!

Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!

Netizen

18:14:39 21/05/2025
Dù ở vùng ven, xa trung tâm nhưng khu chung cư nhà tôi được khen là có không gian thoáng mát, trong lành. Mọi người ở đây cũng rất thân thiện, hòa đồng và quan tâm lẫn nhau.
Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Tin nổi bật

18:13:29 21/05/2025
Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xác định, trong đêm, tài xế 58 tuổi ở Lâm Đồng lái ô tô con màu trắng lưu thông ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi

Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi

Góc tâm tình

18:07:28 21/05/2025
Tôi giữ gìn cho bạn gái suốt hai năm vì tôi tin vào sự thiêng liêng của đêm tân hôn. Tôi muốn dành trọn vẹn cảm xúc đầu tiên ấy cho người sẽ đi cùng tôi đến hết cuộc đời nhưng...
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam

Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam

Phong cách sao

18:04:25 21/05/2025
Hình ảnh tem thư được khắc họa rõ nét, hòa quyện cùng sắc màu thời gian để tạo nên những tà áo dài không chỉ đẹp về thị giác, mà còn chạm đến ký ức và cảm xúc.
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan

Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan

Sao thể thao

17:59:14 21/05/2025
Nguyễn Filip đã chơi hay trước Buriram ở trận chung kết lượt đi. Anh cần khẳng định mình hơn nữa trong màn tái đấu với đại diện Thái Lan, nhằm giúp bản thân có thêm một chức vô địch Đông Nam Á.
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Sức khỏe

17:42:21 21/05/2025
Bạn là người thích tắm vào buổi sáng để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng, hay thuộc trường phái tắm tối để thư giãn và ngủ ngon hơn?
Thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc đẩy lùi BMW và Mercedes

Thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc đẩy lùi BMW và Mercedes

Ôtô

17:37:35 21/05/2025
Doanh số tăng gấp 3 lần trong vòng 3 năm, và bán chạy hơn tất cả nhà sản xuất ô tô phương Tây có mặt tại Trung Quốc, đó là những gì thương hiệu Aito đã làm được.