Ý kiến trái chiều việc đặt ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm
Lãnh đạo Hà Nội cơ bản thống nhất việc đặt hai cửa ga tàu điện ngầm cạnh hồ Gươm, trong khi có chuyên gia lo ngại ảnh hưởng đến khu di tích quốc gia đặc biệt và khuyến cáo đặt xa bờ Hồ vài dãy phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội vừa cơ bản thống nhất về vị trí, phương án tổng mặt bằng của ga ngầm khu vực hồ Gươm thuộc Dự án đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo. Theo đó, cửa ga không bố trí mái che tại khu vực lối lên xuống số 3, 4 (phía sau đền Bà Kiệu và khu vực nhà vệ sinh hồ Hoàn Kiếm).
Từng tham gia vào quá trình thẩm định đề án ga tàu điện với yêu cầu bảo vệ cảnh quan hồ Gươm, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết cửa ga đặt gần các di tích như Đền Ngọc Sơn, trung tâm hồ Gươm nhằm tăng tiện ích cho người tham quan.
“Lý tưởng nhất là một trong hai cửa ga đặt trong khuôn viên của Tổng công ty Điện lực (cũng nằm cạnh hồ Gươm) thay vì phía sau đền Bà Kiệu, song do khó khăn về thu hồi đất của doanh nghiệp này nên đành chọn phương án trên”, ông Quốc nói.
Điều ông Dương Trung Quốc lo ngại là tuyến tàu điện ngầm chạy dọc bờ đông hồ Hoàn Kiếm có thể ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của Hồ. “Liệu những khối bê tông lớn có ảnh hưởng đến lưu thông dòng chảy của hồ Gươm và sông Hồng hay không. Câu hỏi này rất cần các nhà chuyên môn giải quyết”, ông Dương Trung Quốc nêu vấn đề.
Khu vực dự kiến đặt cửa ga tàu điện ngầm C9 tuyến tàu điện Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo.
Video đang HOT
Trước quan ngại cửa ga tàu điện ngầm nằm gần di tích có thể gây mất trật tự, lộn xộn giao thông, ông Dương Trung Quốc cho rằng, khu vực quanh Hồ Gươm là phố đi bộ chứ không phải đầu mối giao thông, vì vậy cơ quan chức năng sẽ có giải pháp phù hợp.
Ông Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội đồng di sản Quốc gia bày tỏ chưa đồng tình với phương án đặt cửa ga tàu điện phía sau đền Bà Kiệu, bởi theo ông, đặt ở vị trí Tổng công ty Điện lực là hợp lý nhất vì có không gian rộng, không bị che khuất như phía sau Đền.
“Tôi đã nhiều lần kiến nghị lãnh đạo thành phố Hà Nội di dời Tổng công ty Điện lực để lấy đất làm ga tàu điện ngầm, đây là đơn vị kinh doanh không phù hợp không gian văn hóa tại hồ Gươm, song có thể vì lợi ích kinh tế mà thành phố không di dời được”, ông Đặng Văn Bài nói.
Trái với các quan điểm trên, PGS. TS Hà Đình Đức (ĐH Khoa học tự nhiên),cho rằng hồ Gươm là khu di tích quốc gia đặc biệt, không được xâm phạm, phải hạn chế xây dựng. Nếu đặt ga tàu điện tại đây sẽ phá vỡ cảnh quan yên bình của hồ Gươm. “Nên đặt ga tàu điện cách bờ Hồ vài tuyến phố để giữ nguyên vẹn di tích, người dân từ nơi xa đến có thể đi bộ vào tham quan hồ Gươm”.
Theo ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội, phương án vị trí ga tàu điện hồ Gươm hiện chưa phải quyết định cuối cùng của Hà Nội. Lãnh đạo thành phố sẽ lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, xin ý kiến thẩm định của Bộ Văn hóa, sau đó mới có quyết định chính thức vì đây là di tích quốc gia đặc biệt.
“Việc xây dựng ga tàu điện có thể ảnh hưởng phần nào đến di tích song thành phố sẽ tính toán để ảnh hưởng ít nhất có thể”, ông Tiến nói.
Đoàn Loan
Theo VNE
Hà Nội sẽ đặt ga tàu điện ngầm gần hồ Gươm
Lãnh đạo Hà Nội thống nhất về vị trí, phương án tổng mặt bằng, giải pháp lối lên xuống ga ngầm đặt tại khu vực hồ Gươm.
UBND TP Hà Nội vừa thông báo kết luận của tập thể lãnh đạo về các nội dung của ga ngầm C9 (khu vực hồ Gươm) thuộc Dự án đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
Theo đó, lãnh đạo Hà Nội cơ bản thống nhất về vị trí, phương án tổng mặt bằng, giải pháp không bố trí mái che tại khu vực lối lên xuống số 3, 4 (phía sau đền Bà Kiệu và khu vực nhà vệ sinh bờ hồ Hoàn Kiếm).
Để tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai, thành phố sẽ mời Bộ Văn hóa, các nhà khoa học, các chuyên gia trao đổi, làm rõ nội dung có liên quan.
Khu vực hồ Gươm sẽ được đặt một ga ngầm của dự án đường sắt đô thị số 2. Ảnh:Ngọc Thành.
Trước đó, Bộ Văn hóa có văn bản đề nghị Hà Nội nghiên cứu thêm vị trí đặt các lối lên xuống nhà ga, vì chưa nhận được ý kiến đồng tình của một số chuyên gia, trong đó có các thành viên thuộc Hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
Bộ Văn hóa cho rằng, vị trí các lối lên xuống trong bản quy hoạch hiện tại thuộc phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn) vốn là khu vực trọng yếu, gắn với truyền thuyết, lịch sử và văn hiến của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là không gian có giá trị thẩm mỹ và cảnh quan, phục vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng của nhân dân.
Năm 2013, đã có dư luận trái chiều khi Hà Nội chấp thuận đề xuất của Sở Quy hoạch kiến trúc về việc đặt nhà ga C9 trước Tổng công ty điện lực Hà Nội trên phố Đinh Tiên Hoàng.
Tuyến đường sắt số 2 (đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) có điểm đầu của tuyến xuất phát tại Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao với phố Trần Hưng Đạo. Toàn tuyến có 10 nhà ga (3 ga trên cao và 7 ga ngầm).
Theo phương án đã phê duyệt, tuyến đường sắt dài 11,5 km (trong đó có 8,5 km đi ngầm qua phố cổ, hồ Hoàn Kiếm và phụ cận). Tổng đầu tư của dự án khoảng 131 tỷ Yên Nhật, tương đương 19.556 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Dự kiến, năm 2017, đoàn tàu sẽ có 4 toa và sang giai đoạn 2 (sau năm 2017) sẽ tăng lên 6 toa.
Võ Hải
Theo VNE
Những giờ phút đầu tiên không gian đi bộ hồ Gươm 19h tối 1/9, Hà Nội bắt đầu triển khai thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục được phân làn phục vụ phố đi bộ, các phương tiện giao thông phải di chuyển theo hướng Hàng Bông-Cầu Gỗ. Không gian...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng

Nam shipper bị nhóm thanh niên hành hung giữa đường ở Hà Nội

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

An Giang: Sạt lở rạch Ông Chưởng, 6 căn nhà rơi xuống sông

TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế

Cụ bà 88 tuổi bị xe tải tông tử vong

Bình Phước: Truy tìm tài xế liên quan vụ tai nạn khiến 1 người tử vong

Hà Nội: 5 người mắc kẹt trên đỉnh núi Hàm Lợn

Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM

Hiện trường ngổn ngang sau trận lũ quét làm 4 người tử vong ở Bắc Kạn

Ám ảnh tiếng kêu cứu trong vụ cháy nhà có nhiều trẻ nhỏ, 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga
Thế giới
08:51:02 19/05/2025
Clip mẹ bỉm mới sinh con chưa đi làm xin tiền chồng nhưng bị vứt như bố thí, vợ quyết định làm một chuyện khiến cả cõi mạng bàng hoàng
Netizen
08:49:13 19/05/2025
Con gái Choi Jin Sil: Trải qua tuổi thơ cô đơn, không thừa kế tài sản lớn
Sao châu á
08:48:12 19/05/2025
AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"
Sức khỏe
08:46:52 19/05/2025
Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này
Lạ vui
08:35:46 19/05/2025
Hòa Minzy xúc động hát trong đêm nhạc "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
08:31:00 19/05/2025
Sinh nhật 78 tuổi đầy bất ngờ của nhạc sĩ Trần Tiến trong Cuộc hẹn cuối tuần
Tv show
08:26:53 19/05/2025
Chủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tế
Pháp luật
08:22:37 19/05/2025
"Sốc" với số lượng xe Toyota vẫn đang lăn bánh khắp thế giới
Ôtô
08:17:02 19/05/2025
Chọn 1 lá bài Tarot để biết: Biến động công việc & tiền bạc trong 3 tháng tới ra sao?
Trắc nghiệm
07:36:26 19/05/2025