Ý thức dùng công nghệ quét mã QR code cho cuộc sống bình thường mới
Sau hơn 1 tháng Hà Nội nới lỏng giãn cách, nhiều loại hình dịch vụ, cửa hàng hoạt động trở lại với các quy định về phòng chống dịch, trong đó, yêu cầu tiên quyết là phải quét mã QR, nhằm truy vấn dữ liệu liên quan khi có các ca nghi nhiễm.
Thay đổi cho cuộc sống bình thường mới
Trên nhiều tuyến phố lớn tại Hà Nội, có thể thấy các cửa hàng kinh doanh, quán ăn, shop thời trang… đều đã niêm yết mã QR địa điểm để khách hàng quét mã. Theo phản hồi của chủ một số cơ sở kinh doanh, việc tạo mã QR địa điểm khá dễ dàng theo hướng dẫn của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia.
Các cửa hàng kinh doanh in mã QR Code dán ở lối ra vào, để khách sử dụng điện thoại thông minh quét mã khi đến mua hàng. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cửa hàng ngại nhắc khách quét QR hay nhiều khách hàng không muốn quét khi vào nơi công cộng.
Theo ông Đỗ Lập Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 quốc gia, thông qua hệ thống, Trung tâm và Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội, phân cấp đến cấp quận, huyện có thể biết được địa điểm nào làm tốt, chưa tốt việc thực hiện kiểm soát vào ra bằng mã QR Code.
Để sống chung cùng với dịch COVID-19, ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng của Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 quốc gia cho biết: “Khi một ca F0 vừa xuất hiện, ổ dịch khi đó chỉ mới vài ca cho đến vài chục ca, như các đốm lửa nhỏ. Mấu chốt của vấn đề sống chung với dịch COVID-19 là cần lập tức phát hiện ra các ca F0 chỉ điểm để truy vết, gom triệt để các F1, F2, không để các đốm lửa nhỏ bùng lên thành đám cháy lớn. Do đó, nền tảng truy vết F0 và hỗ trợ xét nghiệm giúp lực lượng chức năng làm được điều đó nhanh nhất. Trong 6 nguyên tắc phòng chống dịch được Thủ tướng chỉ ra để xây dựng và hướng dẫn trong bối cảnh mới, thì nguyên tắc thứ 3 là: Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt. Như vậy, giải pháp 5K vaccine công nghệ sẽ giúp Việt Nam có được cuộc sống bình thường mới”.
Việc tạo mã QR Code địa điểm là để các chủ cửa hàng tự giác định danh trên hệ thống dữ liệu. “Thực tế khi áp dụng hình thức này, những cơ quan, doanh nghiệp lớn áp dụng yêu cầu quét QR Code và thực hiện nghiêm túc, bởi có bảo vệ nhắc nhở và được quy định thành nội quy, trong khi đó, với nhiều cửa hàng nhỏ, yếu tố này phụ thuộc lớn vào chủ cửa hàng, khách hàng”, ông Nguyễn Tử Quảng chia sẻ.
Do áp dụng công nghệ thông tin, nên thời gian qua, khi phát hiện một vài ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức, phường La Khê, phường Kiến Hưng… Hà Nội đều đã lập tức khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng. Thành quả này có được một phần nhờ vào quá trình truy vết dữ liệu từ việc quét mã QR.
Ưu điểm của nền tảng hỗ trợ truy vết bằng công nghệ
Dù không dễ nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng những gì công nghệ làm được trong và sau đại dịch này đóng vai trò như một phần thiết yếu trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19. Trước đây, khi xuất hiện dịch COVID-19 trong cộng đồng với các ca nghi nhiễm, ca nhiễm F0, lực lượng y tế và chính quyền cơ sở tiến hành truy vết như trích xuất thông tin từ người nghi nhiễm đã tiếp xúc với ai, đi đâu, để sớm bóc tách các F0, F1… Việc truy vết nhằm xác định được nguồn lây nhiễm của ca bệnh, xác định những người có yếu tố nguy cơ về lây nhiễm dịch. Tuy nhiên, phương pháp truy vết truyền thống này có những khó khăn.
“Thống kê từ những lần hỏi truy vết, có đến hơn 11% trường hợp không nhớ chính xác đã gặp ai. Tuy nhiên, nếu người đó cài ứng dụng PC-COVID (trước là Bluezone), việc truy vết nhanh và chính xác”, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia chia sẻ.
Các trung tâm thương mại, siêu thị thực hiện khá nghiêm quy định yêu cầu khách hàng quét mã QR Code. Ảnh: TTXVN.
Đơn cử như F0 có thể quên đã tới địa điểm nào đó thì lúc này, nền tảng quản lý thông tin người ra vào bằng công nghệ quét mã QR sẽ hỗ trợ hiển thị các địa điểm F0 đã tới. Lịch sử quét mã QR cũng sẽ lưu lại những người tới cùng lúc với F0 và giúp đội ngũ truy vết được những trường hợp F1, F2…
Ông Nguyễn Tử Quảng cho biết: Về công nghệ, có hai giải pháp là ứng dụng truy vết tiếp xúc gần và quét mã QR đều được tích hợp tại app PC-COVID. Do đó, ứng dụng sẽ phát huy hiệu quả, nếu người dùng thực hiện nghiêm túc việc quét mã QR Code và sẽ lưu vào máy. Khi có ca nhiễm F0, cơ quan y tế có thẩm quyền sẽ trích xuất dữ liệu tiếp xúc, dựa vào đó sẽ truy vết được những trường hợp F1, F2… Với việc truy vết hiệu quả bằng công nghệ tính bằng giây, thay vì mất hàng giờ, hàng ngày như truyền thống.
Thực tế đã chứng minh hiệu quả khi áp dụng công nghệ, như ứng dụng PC-COVID, việc triển khai quét mã QR tại nhiều thành phố, địa phương và nền tảng phản ánh. Điển hình như Hà Nội đã áp dụng hiệu quả công nghệ vào phòng chống dịch. Trong đợt dịch lần thứ 4 vừa qua, với sự tư vấn của Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia và cung cấp dữ liệu từ hệ thống, Hà Nội đã giám sát, xét nghiệm gần 14.000 trường hợp ho, sốt, qua đó ghi nhận ít nhất 95 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 rải rác khắp các quận, huyện. Sau khi truy vết tiếp xúc, tiếp tục xét nghiệm các trường hợp liên quan, đã có thêm gần 700 ca mắc tại cộng đồng được phát hiện, chiếm gần 40% số ca mắc ghi nhận của toàn thành phố.
Hoặc mới đây, các ca nhiễm cộng đồng đến siêu thị Aeon Mall Hà Đông và chợ Đình (La Khê) dù có tính chất phức tạp, lượng người vào ra lớn, nhưng các địa điểm trên đều kiểm soát người vào ra bằng quét mã QR trên PC-COVID. Sau vài phút, cơ quan chức năng đã có ngay danh sách 379 người có liên quan đến các F0 kể trên. Hiện, tất cả đều đang được theo dõi sức khoẻ và xét nghiệm định kỳ. Trước đó, Hà Nội cũng đã áp dụng công nghệ, phát hiện ra 5.500 người có liên quan đến chùm 21 ca dương tính tại Công ty thực phẩm Thanh Nga. Ngay sau đó đã được dập tắt kịp thời mà không có sự lây nhiễm bùng phát nào diễn ra.
“Thấy rõ hiệu quả từ Hà Nội, nhiều tỉnh thành khác cũng đang thực hiện và đạt hiệu quả tương tự. Mô hình này đang được triển khai nhiều tỉnh, thành trong cả nước, nhất là yếu tố nhanh, chính xác. Để công nghệ phát huy tác dụng thì cũng cần người dân cùng phối hợp bởi yếu tố kỹ thuật công nghệ chỉ đóng góp khoảng 20% và thành công 80% là ở công tác triển khai”, ông Đỗ Lập Hiển chia sẻ.
Theo Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia, đến nay, một số địa phương như Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Tây Ninh… cũng đang từng bước sử dụng PC-COVID làm ứng dụng chính, phục vụ phòng chống dịch.
Ông cụ lủi thủi bán bánh mưu sinh, câu nói khiến ai nấy xúc động
Khi Sài Gòn thiết lập cuộc sống bình thường mới sau chuỗi ngày giãn cách. Đại dịch rồi cũng trôi qua, nhưng đâu đó những mất mát vẫn còn và sẽ trở thành nỗi đau dai dẳng, ám ảnh suốt quãng đời của người ở lại.
Mới đây, cộng đồng mạng xúc động trước một đoạn clip được cô gái trẻ ghi lại về lời tâm sự của một cụ ông, chật vật mưu sinh sau quãng thời gian giãn cách khiến nhiều người không khỏi rơi lệ. Giữa trời nắng, ông lão tập tễnh, đẩy chiếc xe bánh dạo khắp các con phố Sài Gòn. Mái tóc bạc, chiếc áo sơ mi mặc còn bị đứt cúc khiến cô gái trào dâng niềm thương cảm. Nghe thấy tiếng cô vọng từ xa gọi: "Cụ ơi", ông lão mới lật đật cầm theo túi nilon bánh lại mời chào.
Cô hỏi chuyện: "Mùa dịch này ổn không chú?". Cụ ông thoáng có chút buồn rồi nói: "Thím chết rồi, bà đi cách ly rồi chết rồi". Câu trả lời thản nhiên khiến người ta không khỏi xót xa. Nỗi đau đã hóa chai sạn, vợ ông ra đi để lại ông một mình, chật vật mưu sinh suốt quãng đời còn lại. Hàng ngày ông lủi thủi đẩy xe bánh ngọt đi từ 9h sáng, đến 14h chiều mới bán được 3 chiếc. Sau chuỗi ngày giãn cách mệt nhoài, những phận đời như ông vẫn phải loay hoay... Vẫn con đường đó, nhưng không còn ai sớm khuya đi bán hàng cùng ông nữa.
Đếm số bánh còn lại trong chiếc xe đẩy, cô gái trẻ quyết định mua hết để giúp ông có thể về sớm. Cụ ông nói lời cảm ơn xúc động rồi chào tạm biệt cô. Kết thúc đoạn clip, cô gái đem những chiếc bánh ngọt đã mua tặng lại cho những người vô gia cư, người lái xe ôm, nhặt ve chai... Sự ấm áp, nhân văn đã lan tỏa trong những ngày Sài Gòn trở lại guồng quay hối hả, tất bật. Đoạn clip sau khi chia sẻ đã nhận về hơn 1,8 triệu view cùng nhiều bình luận tích cực.
Rất đông cư dân mạng bày tỏ lời cảm ơn trước hành động của cô gái cũng như chia sẻ với số phận xót xa của cụ ông trong clip. Nhiều netizen bình luận: "Chú nói bà nhà mất rồi mình quay ra nhìn cái áo chú đang mặc, tự nhiên thấy quặn lòng. Hình như chú bán bánh ở Quận 5, Quận 10 nhé mọi người. Hy vọng ai đi qua có thể giúp đỡ cụ phần nào... Tầm tuổi như cụ ông phải được sum vầy cùng con cháu, vậy mà vẫn phải chật vật. Mong cụ luôn mạnh khỏe. Cảm ơn hành động đẹp của cô gái. Sài Gòn còn nhiều người tốt lắm!"
Thời điểm dịch bệnh, dân mạng liên tục được xem những clip ghi lại cảnh xúc động của các nhóm từ thiện đi phát quà cho người nghèo, người vô gia cư gặp khó khăn. Tinh thần nhân văn trước và sau chuỗi ngày giãn cách được lan tỏa ấm áp. Theo "trào lưu" đó, một clip được đăng tải mới đây đã lập tức được chú ý. Clip quay lại cuộc trò chuyện của hai nam thanh niên với một đôi vợ chồng nhặt ve chai. Khi thấy cả hai đang ngồi nghỉ ăn cơm tối, thanh niên đã lại gần và xin tiền đôi vợ chồng: "Chị có tiền không cho em xin 10 ngàn, 20 chục ngàn em đổ xăng được không?".
Trước ánh mắt ngỡ ngàng của người chồng, chàng trai này vẫn tiếp tục năn nỉ: "Anh có thể giúp cho em 10 ngàn 2 chục được không tại em của em nó đói bụng quá, nó chưa ăn gì hết". Người đàn ông đội nón bảo hiểm, gương mặt khắc khổ liền đáp lại chân thành: "Thật sự tôi có tôi giúp. Tôi lượm ve chai thiệt... Tôi khổ quá, thiệt... Tôi có tôi cũng cho, mà tôi bệnh". Vừa nói, đôi mắt của người đàn ông rưng rưng. Anh vội đứng dậy vì cảm thấy áy náy trước sự nài nỉ của nam thanh niên. Chỉ vài giây sau câu từ chối, thanh niên mới rút ví đưa cho mỗi vợ chồng 100 nghìn. Cả hai chưng hửng, ngạc nhiên rồi gật đầu cảm ơn, cầm lấy tiền từ chàng trai trẻ.
Trong một đoạn clip khác, hai thanh niên này tiếp tục đi quay và "thử lòng" một cụ ông vô gia cư. Cả hai xin cụ ông túi bánh và sữa được một mạnh thường quân cho trước đó. Và bất ngờ, cụ ông cũng rất hào sảng đưa tất cả số bánh trái mà ông có: "Trời ơi cứ lấy đi". Vừa nói, cụ liên tục đẩy các túi bánh đưa cho hai thanh niên và nói ông ăn cơm rồi, sẽ có người khác cho ông thêm. Hai chàng trai xúc động và liền giải thích cho cụ: "Nãy giờ tụi con nói giỡn ông đó, con có 200k cho ông nè. Ông có muốn ăn uống gì ông xài thì xài." Sau khi lên sóng, các clip "thử lòng" của nam thanh niên nhận được hàng trăm nghìn lượt xem. Rất nhiều người bày tỏ sự biết ơn trước nghĩa cử cao đẹp của chàng trai. Tuy nhiên ngoài mục đích thiện nguyện, nội dung của video cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số chỉ trích rằng "của cho không bằng cách cho", việc dựng câu chuyện để "thử lòng" sẽ mất đi giá trị nhân văn vốn có.
Một số bình luận của cư dân mạng: "Của ít lòng nhiều, tuy chỉ vài trăm nghìn nhưng cũng ít nhiều giúp đỡ họ sống qua ngày. Cảm ơn tấm lòng của các bạn. Nhưng mình vẫn không hiểu vì sao lại phải "thử lòng" như vậy? Biết thiện nguyện là tốt nhưng cách làm cần đúng lúc đúng chỗ. Thấy vợ chồng kia từ chối mà thương quá, cô chú nghèo tiền nghèo bạc nhưng không nghèo tình. Nhưng cho tiền thì cho luôn từ đầu chứ coi thử lòng vậy, quay camera sát mặt người ta vậy chạnh lòng lắm!"
Người cha mặc quần rách đạp xe hồi hương cùng vợ con, câu nói gây xót xa Trong thời gian người dân các tỉnh lân cận hồi hương, có rất nhiều câu chuyện khiến người nghe cảm động được ghi lại bên lề hành trình. Mới đây, một đoạn clip được tài khoản có tên Thắng Tài Tử quay lại khoảnh khắc cả gia đình 3 người về quê bằng xe đạp đã lan tỏa được sự ấm áp, nhân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Nghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máy

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

2 nữ sinh mất tích bí ẩn sau cuộc gọi với gia đình

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Có thể bạn quan tâm

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia
Thế giới
07:42:20 10/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi được dự đoán đăng quang Miss World 2025
Sao việt
07:39:53 10/05/2025
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
07:34:58 10/05/2025
Jennie bị fan chê 'quá dẹo', 'thua kém' trước sao khác, không còn chỗ đứng ở HQ
Sao châu á
07:32:17 10/05/2025
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
07:31:23 10/05/2025
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
Sức khỏe
07:17:02 10/05/2025
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
Netizen
07:11:33 10/05/2025
Một đêm mưa tầm tã, chồng cũ bất ngờ gõ cửa, mở ra cảnh tượng trước mắt khiến tôi 'hóa đá'
Góc tâm tình
06:49:17 10/05/2025
Vì sao Ronaldo nhiều lần gọi Georgina là "vợ" nhưng vẫn chưa tổ chức đám cưới với cô nàng?
Sao thể thao
06:21:47 10/05/2025
Thịt băm nướng mềm mọng, ngọt ngon thơm nức nhờ tuyệt chiêu tẩm ướp này!
Ẩm thực
05:57:53 10/05/2025