Yêu cầu các ngân hàng lập đường dây nóng xử lý khó khăn, vướng mắc
Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc thiết lập đường dây nóng để xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Để chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần giúp doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất – kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung sau:
Thiết lập ngay số điện thoại đường dây nóng tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố để tiếp nhận và xử lý kịp thời, triệt để các kiến nghị, đề xuất và khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, các Hiệp hội trên địa bàn liên quan đến Thông tư 01. Thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi các Hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để doanh nghiệp, người dân biết.
Thành lập bộ phận thường trực tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh để tiếp nhận, xử lý kịp thời, triệt để các phản ánh, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân qua đường dây nóng. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh trực tiếp chỉ đạo xử lý cụ thể và chịu trách nhiệm nếu không giải quyết thỏa đáng, kịp thời các phản ánh, kiến nghị, đề xuất liên quan đến Thông tư 01 trên địa bàn. Đối với các phản ánh, kiến nghị, đề xuất vượt thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh chủ động liên hệ ngay với Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để phối hợp xử lý.
Thống đốc cũng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai quyết liệt Thông tư 01 và hướng dẫn của Hội sở chính; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp thiếu trách nhiệm, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân dẫn đến các thắc mắc, khiếu kiện.
Video đang HOT
Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành ngân hàng bắt đầu bộc lộ
Tín dụng 2 tháng đầu năm của cả nước chỉ tăng khoảng 5.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tại ngân hàng có quy mô lớn nhất còn ghi nhận tăng trưởng âm 2%.
Theo thông tin của Tuổi trẻ online, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 0,06%, giảm mạnh so với mức tăng 1% của cùng kỳ năm trước, dù ngân hàng đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất cùng kỳ trong 6 năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế NH Nhà nước, cho rằng mức tăng trưởng tín dụng khá thấp của những tháng đầu năm cho thấy các doanh nghiệp (DN) đang rất khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Tổng tín dụng toàn nền kinh tế cuối năm 2019 ở mức 8,19 triệu tỷ đồng. Như vậy, tín dụng 2 tháng đầu năm 2020 chỉ tăng thêm chưa đầy 5.000 tỷ.
Trong khi đó, tại ngân hàng có quy mô tín dụng lớn nhất Việt Nam - BIDV, tác động của dịch bệnh cũng thể hiện rõ khi tín dụng 2 tháng bị giảm tới 2%, huy động giảm 1,6%.
"Đây là xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay. Bởi những tháng đầu năm như tháng Giêng, khách hàng rất ít khi đi vay. Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu tác động kép từ dịch bệnh, cả phía cung và phía cầu", ông Phan Đức Tú - Chủ tịch HĐQT ngân hàng cho biết.
2 tháng đầu năm, BIDV ghi nhận chênh lệch thu chi ở mức 5.700 tỷ đồng, và đã dành một khoản trích lập dự phòng dư nợ VAMC mua lại hoàn toàn trái phiếu VAMC trước 10 tháng so với kế hoạch.
Năm 2020, ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 12.500 tỷ đồng, nhưng đây là kịch bản tăng trưởng trong điều kiện dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, tức chỉ kéo dài nhiều nhất đến cuối tháng 3 này. "Tuy nhiên, dựa theo tình hình hiện nay thì sẽ khá khó khăn", ông Tú nói tại đại hội cổ đông thường niên 2020 ngày 7/3.
Lãnh đạo BIDV cũng chia sẻ có thể phải điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh trong trường hợp cần thiết và sẽ báo cáo với cổ đông về việc điều chỉnh này.
Được biết, BIDV đã đăng ký gói tín dụng tới 120.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chiếm đến hơn 40% trong gói tín dụng 285.000 tỷ đồng của ngành ngân hàng.
Giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ và tăng trưởng tín dụng thấp chắc chắn sẽ tác động tới lợi nhuận của ngân hàng. Song theo nhiều chuyên gia, tăng trưởng tín dụng thấp hay lợi nhuận của các nhà băng bị giảm đi chưa phải là điều đáng lo nhất, mà là nợ xấu.
Theo NHNN, tổng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo thống kê sơ bộ từ 23 TCTD ước tính lên tới 926.000 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn. Nhiều ngành bị ảnh hưởng như nông, âm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục...
Báo cáo nghiên cứu của công ty chứng khoán SSI mới đây đánh giá, ngành ngân hàng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch COVID-19 đang lan rộng toàn thế giới. Vì thế, ngoài giảm tốc tộ tăng trưởng tín dụng cũng đặt ra lo ngại về việc gia tăng nguy cơ nợ xấu. Các ngân hàng đánh giá, những khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi; lưu trú; du lịch, nhà hàng - ăn uống... cùng các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính từ Trung Quốc... Những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chiếm lượng khá lớn trong số các khách hàng của các ngân hàng, do đó nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.
Theo ước tính của VPBank, tổng số khách hàng của VPBank bị tác động trong đợt dịch bệnh COVID-19 có thể lên tới gần 1.000 doanh nghiệp và có thể gia tăng nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn và kéo dài.
Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho hay, Agribank chưa đánh giá được có bao nhiêu khách hàng bị thiệt hại và số lượng thiệt hại, song chắc chắn dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ của khách hàng với ngân hàng. Theo đó, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi trong cơ cấu cho vay của Agribank, nông nghiệp chiếm tới 70%. Điều này cũng có thể tác động làm gia tăng nguy cơ nợ xấu.
Hiện NHNN cũng đã lấy ý kiến về việc ban hành Thông tư hướng dẫn các TCTD cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo đó các tổ chức tín dụng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay với những khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi do chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 hoặc với khoản nợ quá hạn từ ngày 23/1 đến khi Thông tư được ban hành. Tổng thời gian cơ cấu nợ sẽ không vượt quá thời gian cấp tín dụng ban đầu tương đương 1 chu kỳ vay vốn. Và để được giữ nguyên nhóm nợ, khoản nợ đó phải có thời hạn trả nợ nằm trong khoảng thời gian từ 23/1 đến hết 90 ngày sau khi nhà nước công bố hết dịch.
Ngọc Bích
Theo Nhịp sống kinh tế
Ám ảnh nợ xấu ngân hàng Với tình hình dịch bệnh phức tạp cũng như sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nỗi lo nợ xấu gia tăng lại trở về với ngành ngân hàng. Hoạt động nghiệp vụ tại BaoVietBank chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Hải Linh Lo dịch bệnh ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ Tại hội nghị tháo gỡ khó khăn cho DN mới...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025